Cách nhận biết và phòng bệnh gai xương gót chân như thế nào?

Cách nhận biết và phòng bệnh gai xương gót chân như thế nào?
Bệnh gai gót chân thường xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân. Bệnh lý này sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được phòng bệnh kịp thời. Vậy cách đề phòng bệnh gai xương gót chân là gì?

Bệnh gai gót xương chân là bệnh lý do xương chân xuất hiện hiện tượng bù đắp canxi ở những nơi có vi chấn thương trên xương gót chân. Khi nhìn hình ảnh Xquang, có thể nhìn thấy hình ảnh gai xương mọc ra ở xương gót. Phần gai xương tác động tới phần mềm dưới da khiến viêm các tổ chức mô đêm ở xung quanh gai xương; từ đó dẫn tới triệu chứng đau. Nếu bị viêm tổ chức mô đệm xung quanh thì cơn đau xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi, và sẽ tăng lên khi đi lại.

Bệnh gai xương gót có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị và đề phòng bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý này cũng như cách đề phòng bệnh gai xương gót chân.

1. Nguyên nhân của bệnh gai xương gót chân

Những người lao động nặng (như mang vác nặng) trong một thời gian dài hoặc những vẫn động viên chưa khởi động kỹ, sức nặng của cơ thể đè quá mức vào vùng bắp chân, gân cơ và vùng gót chân đều là những đối tượng của bệnh gai xương gót chân. Ngoài ra, những người bị béo phì, những người ở tuổi trung niên cũng dễ xuất hiện hiện tượng gai xương gót. Bởi ở những người này lớp mỡ đệm ở gan chân bị vo lại và thoái triển theo thời gian khiến cơ chế đệm trở nên kém hiệu quả.

Cách nhận biết và phòng bệnh gai xương gót chân như thế nào? - Ảnh 1.

Những vận động viên là một trong những người dễ bị gai xương gót chân nhất (Nguồn: internet).

Khi cơ cẳng chân và gân cơ chân bị quả tải sẽ khiến cơ vùng gan bàn chân bị căng. Từ đó dẫn tới hiện tượng viên quanh gân, thậm chí có thể bị đứt gân cơ chân. Vậy làm thế nào để chống lại các chấn thương nghiêm trọng đó? Để có thể chống lại thì cơ thể cần tự bồi phụ một lớp canxi mới bao bọc quanh gân gan chân.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý không phải gai xương gót chân nào cũng gây đau gót chân. Trên thực tế, có nhiều trường hợp đã điều trị hết đau nhưng gai xương gót vẫn tồn tại và ngược lại. 

2. Triệu chứng của bệnh gai xương gót

Bệnh lý này có những triệu chứng cơ học điển hình như: đau tăng nhanh sau khi vận động mạnh đột ngột hoặc kéo dài, cơn đau giảm sau khi nghỉ ngơi một thời gian, xuất hiện những cơn đau đớn nhất vào buổi sáng, khi mới thức dậy, và phải đi đi lại lại nhiều mới giảm cảm giác đau.

Cũng có trường hợp cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh đột gột như khi vận động biên chạy đạp chân để lấy đà. Cơn đau cũng tăng lên khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc phải khiêng vác các vật nặng. 

Cách nhận biết và phòng bệnh gai xương gót chân như thế nào? - Ảnh 2.

Buổi sáng là thời gian các bệnh nhân bị gai xương gót chân bị đau nhiều nhất (Nguồn: internet).

Theo các bác sĩ, để khám lâm sàng bệnh gai xương gót thì có thể dùng ngón cái ấn vào chỗ gót chân bị đau nhói, buốt, và nếu đứng bằng gót chân thường cơn đau sẽ tăng rất nhiều. Ngoài ra, cần chụp phim Xquang để phát hiện hình ảnh gai xương gót, một gai nhọn nhỏ mọc từ phía dưới xương gót vùng gan chân. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là phát hiện những tổn thương nguy hiểm của bệnh gai xương gót chân như viêm nhiễm xương, gẫy xương, u xương hay áp-xe phần mềm tại chỗ.

3. Phương pháp đề phòng bệnh gai xương gót chân

Dù đang ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh thì bệnh nhân cũng cần phải đi giày mềm, vừa chân, có thể sử dụng lớp đệm dày, đàn hồi lót vào đế giày.

Ngoài ra, cần giảm các hoạt động vận động liên quan tới đi lại, mang vác vật nặng. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, để chân thư giãn bằng cách gác chân cao và tránh đi lại. Nên thực hiện nguyên tắc nghỉ ngơi, chườm đá tại chỗ, băng chun gan bàn chân để hỗ trợ chân khi gác chân lên cao.

Cách nhận biết và phòng bệnh gai xương gót chân như thế nào? - Ảnh 3.

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị bệnh gai xương gót chân (Nguồn: internet).

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện các bài tập massage gan bàn chân, các phương pháp vật lý trị liệu như sóng ngắn, siêu âm, hồng ngoại chiếu tại chỗ. Trong trường hợp bị đau nhiều, có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau như steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam, piroxicam..., hoặc kết hợp thuốc giảm đau nhóm paracetamon. Sử dụng thuốc tiêm corticoid tại gan bàn chân cũng giúp giảm đau tại chỗ hiệu quả.

Trong trường hợp bị đau gót chân dai dẳng, các biện pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả thì bác sĩ có thể phải sử dụng phẫu thuật để cắt bỏ gai xương gót. Tuy nhiên, phẫu thuật gai xương gót cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và rất ít khi được bác sĩ chỉ định bởi đau trong gai xương gót không chỉ do yếu tố cơ học mà cong do bị viêm tại chỗ, bị viêm quanh các gân vung gan chân. Những người bị đau xương gót cần đến khám tại các bệnh viên chuyên khoa để được tư vấn và phát hiện kịp thời để từ đó có các biện pháp điều trị hoặc phẫu thuật thích hợp.

Tác giả: DNA