Hướng dẫn cách nhận biết thực phẩm nhiễm giun sán

Hướng dẫn cách nhận biết thực phẩm nhiễm giun sán
Thịt gia súc là thực phẩm thiết yếu của con người đặc biệt là heo và bò. Tuy nhiên trong thịt bò và heo dễ chứa các ấu trùng giun sán cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết cung cấp những cách nhận biết thực phẩm nhiễm giun sán để bạn phòng tránh.

Trong thịt lợn, bò có một loại ấu trùng ký sinh có hại cho cơ thể là giun xoắn và sán hay gọi là sán lợn gạo. Tên khoa học của sán lợn là cysticercus cellulosae còn sán bò là cysticercus bovis.

Trong miếng thịt có thể có ít hoặc nhiều nang sán, chính vì thế, người tiêu dùng cần phải chú ý quan sát một cách kỹ lưỡng trước khi chọn miếng thịt, nhất là những phần thịt gân mỡ như thịt bắp, thịt vai và thịt thủ.

1. Cơ chế gây bệnh

Khi ăn phải gia súc chứa nang ấu trùng sán đặc biệt là khi chưa được nấu chín là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Các ấu trùng bằng mọi cách sẽ xâm nhập vào dạ dày và phá vỡ màng ngoài để giải phóng các đầu sán bám vào niêm mạc ruột, sau đó phát triển thành sán sau 2 đến 3 tháng. Sán trưởng thành trở thành sán dây, có chiều dài tới 7m khiến người bị nhiễm sán suy dinh dưỡng, ốm yếu, tiêu chảy. Sán lợn gạo đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tổn thương đến não, cơ, da, mắt...

2. Triệu chứng mắc phải

Khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm giun sán, người bệnh có những biểu hiện như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn ra đốt sán sau khi ăn thịt bò và lợn. Nếu bệnh tiến triển xấu có thể gây sụt cân, thiếu máu, yếu cơ và rối loạn hệ thần kinh.

3. Cách nhận biết miếng thịt chứa sán

Để nhận biết thực phẩm bị nhiễm giun sán, đặc biệt là thịt heo, thịt bò, bạn hãy cắt thịt theo thớ dọc và quan sát thật kỹ phần mặt cắt, nếu thấy những đốm trắng bất thường. Bên cạnh đó, còn có biểu hiện thớ thịt có hình bầu dục hạt gạo hoặc hình sợi màu vàng trắng nằm song song theo thớ thịt thì phải bỏ đi vì đó là miếng thịt bò lợn đã nhiễm sán.

Ảnh 2.

Ngoài ra, khi bạn sờ vào miếng thịt lợn có cảm giác cứng, không có độ dẻo dính hay không có sự đàn hồi, không mềm mại thì có thể miếng thịt này có chứa hàn the hoặc đã bị ướp urê và rất dễ bị nhiễm giun sán.

4. Lưu ý thói quen ăn uống

Một số lưu ý phòng tránh các thực phẩm nhiễm giun sán, đặc biệt là thịt bò, thịt lớn:

- Nên ăn chín uống sôi, tuyệt đối không sử dụng thịt tái sống.

- Sử dụng thực phẩm ngay sau khi nấu chín.

- Thớt xắt thực phẩm chín và sống riêng biệt để tránh vi khuẩn xâm nhập.

- Sơ chế kỹ thực phẩm, rửa qua bằng muối  để loại bỏ vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch.

- Sau khi sơ chế xong thì chế biến ngay trong ngày, tránh để ngoài môi trường.

- Bảo quản thực phẩm sống trong tủ lạnh có che chắn bao bọc cẩn thận.


Tác giả: Huyền Trang