Cách nhận biết người bị dị ứng thuốc và biện pháp đối phó

Cách nhận biết người bị dị ứng thuốc và biện pháp đối phó
Dị ứng thuốc là khi sử dụng thuốc xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ở thuốc mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Dị ứng do lạm dụng thuốc cũng gây ra tình trạng cơ thể không còn dung nạp thuốc, ảnh hưởng nguy hiểm đến các cơ quan trong cơ thể thậm chí tử vong.

Dị ứng thuốc là một hiện tượng phản ứng thất thường, có hại đối với người bệnh đang sử dụng hoặc dùng thuốc kết hợp các dị nguyên với kháng thể dị ứng hoặc lymoho bào mẫn cảm. Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào tình trạng, liều dùng vì thế dị ứng thuốc chỉ phát hiện khi xảy ra các triệu chứng bên ngoài da như: ngứa, nổi mề đay,... Đối với những bệnh nhân đã từng dị ứng mà sử dụng lại loại thuốc từng bị dị ứng sẽ gây ra những phản ứng nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

1. Cách nhận biết người bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc đối với bệnh nhân có thể xảy ra nhiều phản ứng khác nhau. Đối với người dị ứng nhẹ thì sẽ có triệu chứng đau đầu, nôn ói nhưng khi tình trạng nặng sẽ gây nguy hiểm thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Những triệu chứng thường xảy ra khi bị dị ứng thuốc:

- Dị ứng thuốc khiến cơ thể nổi mề đay

Xuất hiện những vết nổi mề đay trên da là triệu chứng thường gặp đối với những trường hợp bị dị ứng thuốc. Thực tế, dị ứng thuốc xuất hiện nổi mề đay chỉ sau 5 đến 10 phút nhưng cũng có những trường hợp kéo dài lâu hơn từ 2 đến 3 ngày.

Khi trên da xuất hiện những nốt sần, phù kèm theo cảm giác ngứa và nóng rát, sau đó khiến khó thở, đau bụng, chóng mặt, thậm chí là buồn nôn và sốt cao,...

Đây là triệu chứng thường thấy ở các trường hợp bị dị ứng thuốc, thường thì người bệnh sẽ nhận thấy ngay chỉ sau 5-10 phút, có khi lâu hơn tới 2-3 ngày. Trên da bắt đầu xuất hiện các ban cùng sẩn phù kèm theo cảm giác ngứa và nóng rát. Nếu kéo dài có thể gây khó thở đau bụng chóng mặt, buồn nôn, sốt cao…

- Viêm da dị ứng

Những nốt ban đỏ hình thành kèm theo là mụn nước khiến người bệnh có cảm giác ngứa. Đôi khi tình trạng này sẽ xuất hiện chỉ sau một vài giờ, cũng có lúc sẽ xuất hiện lâu hơn giống như nổi mề đay mất tới vài ngày, thậm chí đến vài tuần mới xuất hiện triệu chứng dị ứng thuốc.

- Cơ thể đỏ da, ngứa kèm sốt cao

Những người bệnh bị dị ứng thuốc có thể xuất hiện đỏ da, cảm giác nóng bừng, ngứa ngáy toàn thân, kèm thêm sốt cao và xảy ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trên da còn xuất hiện thêm các vết vảy trắng, nứt các kẽ tay chân, nặng có thể khiến bội nhiễm có mủ.

di-ung-thuoc

Cơ thể nổi đỏ, ngứa và hiện tượng sốt cao khi bị dị ứng thuốc - Ảnh minh họa

- Phù Quincke

Sau khi sử dụng thuốc, người bị dị ứng thuốc xuất hiện các triệu chứng phù nề trên da ở các vùng da mỏng như: môi, cổ, xung quanh mắt, bụng,... Hiện tượng mắt thường có thể nhìn thấy sự thay đổi khi da hơi hồng lên kèm theo nổi mề đay.

Trường hợp bệnh nhân bị phù Quincke cần đặc biệt lưu ý đối với những người dị ứng bị phù ở cổ họng, thanh quản vì có thể khiến người bệnh bị ngạt thở.

- Bệnh huyết thanh

Đối với dị ứng còn xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn, mất ngủ, đau xương khớp kèm theo sốt cao, gan to và nổi ban khắp cơ thể. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến người bệnh nhưng nếu có thể phát hiện kịp thời để dừng thuốc thì những triệu chứng dị ứng sẽ tự thuyên giảm và hết dần.

- Sốc phản vệ

Khi trình trạng dị ứng thuốc ở mức độ nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ. Triệu chứng sốc phản vệ xảy ra khi người bệnh cảm thấy các cảm giác khác lạ như: bồn chồn, bất an, sợ hãi,... Sau đó người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp và ngứa ngáy toàn thân, đau bụng, ngoài ra còn bị rối loạn nhịp tim, gây hôn mê và dẫn đến tình trạng tử vong chỉ trong vài phút.

Điều trị dị ứng thuốc

Khi cảm nhận được các triệu chứng bất thường trên cơ thể, lập tức tới bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị. Tránh các việc tự ý dùng những phương pháp dân gian, truyền miệng chữa bệnh hay tự ý uống thuốc mà không đến bệnh viện để kiểm tra có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng đối với người bệnh.

2. Phòng tránh dị ứng thuốc

- Tuyệt đối không tự ý uống thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào là biện pháp phòng tránh dị ứng thuốc tốt nhất.

- Tránh dùng lại thuốc đã bị dị ứng. Đối với người có tiền sử bị dị ứng nên đi khám cẩn thận, thông báo cho bác sĩ, nhân viên y tế biết trình trạng dị ứng của bản thân để bác sĩ tìm cách và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

di-ung-thuoc1

Xác định tình trạng dị ứng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh - Ảnh minh họa

- Đeo vòng tay cảnh báo giúp nhân viên Y tế xác định được tình trạng bạn có bị dị ứng kháng sinh hay không.

- Mang theo epinephrine, đối với những trường hợp dị ứng gây sốc phản vệ hoặc phản ứng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ kê cho bạn ống tự tiêm và thiết bị để bơm epinephrine tiêm tự động. Trước đó, bác sĩ sẽ hoặc nhân viên Y tế sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng.

Thực tế, dị ứng thuốc là tình trạng dị ứng mang tính chất nghiêm trọng nhưng nhiều người vẫn bỏ qua. Bởi lẽ, dị ứng thuốc có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần chủ động đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận được điều trị đúng và kịp thời nhất.


Tác giả: Nắng Mai