Cách ngăn ngừa lây các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng

Cách ngăn ngừa lây các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng
Mặc dù cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì lo ngại không sạch sẽ, tuy nhiên đôi khi chúng ta vẫn không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để có thể ngăn ngừa lây các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng chúng?

Nhà vệ sinh là nơi tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn, virus mà chúng ta không thể làm sạch hoàn toàn. Đặc biệt với nhà vệ sinh công cộng thường ít được vệ sinh sạch sẽ hay khử trùng, do đó nó có chứa rất nhiều vi khuẩn có khả năng lây các bệnh truyền nhiễm cho những người sử dụng.

Mặc dù vậy, đôi khi chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc phải sử dụng các nhà vệ sinh công cộng lúc cần thiết. Hãy tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để có thể ngăn ngừa cơ thể tiếp xúc với các loại vi khuẩn, tránh lây các bệnh truyền nhiễm khi đi vệ sinh công cộng.

1. Tránh tiếp xúc với lòng bàn tay

Lòng bàn tay là bộ phận dễ tiếp xúc với mắt, mũi, miệng..., vì vậy hãy giữ lòng bàn tay sạch sẽ để tránh lây các bệnh truyền nhiễm. Thay vì sử dụng lòng bàn tay và các ngón tay, hãy sử dụng mu bàn tay khi đi vệ sinh công cộng. Chẳng hạn như khi mở cửa phòng vệ sinh để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn từ những người sử dụng trước đó.

2. Mang theo giấy lau tay

Để tránh vi khuẩn, virus, các loại nấm mốc bám vào tay sau khi đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng, bạn nên chuẩn bị khăn giấy sạch trong túi để lau tay sau đó. Việc mang theo và sử dụng giấy vệ sinh của mình sẽ phần nào giúp hạn chế các vi khuẩn lây lan gây bệnh truyền nhiễm.

3. Sử dụng giấy lót bồn cầu

Lượng vi khuẩn trên bồn cầu cực kỳ lớn do rất nhiều người sử dụng nhà vệ sinh công cộng hằng ngày. Vì vậy, trước khi ngồi xuống, hãy lót giấy vệ sinh trên thành bồn cầu để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị sẵn giấy vệ sinh vì giấy vệ sinh có sẵn có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

4. Tránh nhiễm khuẩn khi xả nước

Để tránh nhiễm khuẩn khi xả nước, hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả. Ngoài ra, bạn nên dùng khăn giấy bao quanh tay trước khi ấn nút xả nước thay vì dùng tay không để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn bám trên nút. Sau đó nhanh chóng ném giấy vệ sinh vào sọt rác và ra khỏi phòng để tránh vi khuẩn bám vào người dễ khiến lây các bệnh truyền nhiễm.

5. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng

Rửa tay bằng nước ấm và dùng xà phòng theo quy trình rửa tay 6 bước được Bộ Y tế đưa ra để ngăn chặn vi khuẩn bám vào tay gây các bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn. Đừng quên sử dụng khăn giấy hoặc dùng mu bàn tay để tắt vòi nước sau khi rửa, tránh dùng lòng bàn tay vì vi khuẩn sẽ bám trở lại.

6. Làm khô tay đúng cách

Bạn nên lau sạch tay bằng khăn giấy thay vì máy sấy sau khi đi vệ sinh, vì hơi nóng của máy sấy và môi trường ẩm trong nhà vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn phát tán nhanh chóng gây các bệnh truyền nhiễm.

7. Mang theo nước khử trùng cũng giúp ngăn ngừa lây các bệnh truyền nhiễm

Sử dụng nước khử trùng sau khi đi vệ sinh, đi ăn hay tiếp xúc với các vật dụng công cộng sẽ bảo vệ cơ thể hiệu quả và ngăn ngừa vi khuẩn xuất hiện. Nước khử trùng sẵn có ở các tiệm thuốc hoặc có trong các siêu thị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gel rửa tay khô để thay thế nếu không tìm thấy nước khử trùng.

Bạn cần lưu ý cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng an toàn để tránh các mầm bệnh và vi khuẩn có thể lây lan gây các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt khác, đừng vì lo sợ lây nhiễm vi khuẩn mà nhịn tiểu vì bạn có thể chịu nhiều ảnh hưởng xấu như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận thậm chí là suy thận.


Tác giả: Anh Dũng