Chị Minh sinh con đầu lòng đã được 7 năm. Thời gian mang bầu, chị bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng sau sinh, chị chủ quan nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không kiểm tra đường huyết nữa. Gần đây chị định mang bầu con thứ 2 nên đi khám, mới phát hiện mình đã bị tiểu đường tuýp 2 từ lúc nào không hay.
Theo các chuyên gia y tế, tuy chỉ có 5% đến 10% các bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường tuýp 2 ngay sau sinh, nhưng có đến 50% những người được chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ sẽ mắc tiểu đường tuýp 2 trong vòng từ 5 đến 10 năm sau đó. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Bởi nó gây ra tâm lý chủ quan cho người bệnh.
Đa phần phụ nữ sau sinh cho rằng mình đã khỏi bệnh, và họ lãng quên việc kiểm tra đường huyết những năm sau đó. Hậu quả là, nhiều trường hợp phát hiện ra bị tiểu đường (trong những tình huống rất tình cờ ví dụ khi đi khám một bệnh khác) thì đã có dấu hiệu tổn thương của các biến chứng.
Ảnh: tiểu đường thai kỳ có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 sau 5-10 năm
Các chuyên gia cũng phân tích:
• Nếu người bị tiểu đường thai kỳ theo dõi và phát hiện từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ cho phép thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp về dinh dưỡng, vận động, giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
• Ở những trường hợp đã bị tiểu đường rồi, việc phát hiện sớm cũng giúp cho người bệnh có các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát tốt đường huyết. Từ đó làm giảm các nguy cơ tổn thương cơ quan đích như mắt, chân, não, thận…
• Ngoài ra, việc sàng lọc tiêu đường tuýp 2 cũng giúp giảm hậu quả của tiểu đường thai kỳ ở những lần mang theo tiếp theo như tử vong chu sinh, dị tật bẩm sinh, tăng huyết áp, sinh non, thai to, hạ đường huyết sau sinh…
Do đó, việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của những bà mẹ đã từng chuẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ là hết sức cần thiết.
Theo khuyến cáo của hiệp hội tiểu đường Canada, phụ nữ được chuẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ cần khám sàng lọc tiểu đường tuýp 2 ở những mốc thời gian sau:
- Trong vòng 6 tuần hoặc 6 tháng sau sinh
- Trước khi mang thai những lần tiếp theo
- 3 năm một lần hoặc thường xuyên đối với những trường hợp có yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nếu đã bị tiểu đường thai kỳ, muốn hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, dùng thêm các loại thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết và luyện tập thường xuyên 30 phút/ngày.
Còn nếu đã mắc tiểu đường tuýp 2, chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh sẽ tránh được các nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận, mờ mắt, hoại tử chi…
Để kiểm soát tốt đường huyết, mỗi người bị tiểu đường cần áp dụng kiềng bốn chân trong quá trình điều trị: chế độ dinh dưỡng, luyện tập, dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ dành cho người tiểu đường.
Kiềng bốn chân trong điều trị tiểu đường
Về dinh dưỡng: Tuyệt đối không kiêng hoàn toàn tinh bột, kiêng hoàn toàn đồ ngọt. Mà cần điều chỉnh chế độ ăn cho khoa học, phù hợp với người tiểu đường.
Cần xây dựng thực đơn ăn uống theo nguyên tắc: giảm chất bột đường, tăng cường chất xơ, ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và tải trọng đường huyết thấp, ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ổn định giờ ăn và ổn định lượng thực phẩm đưa vào.
Có thể ăn vừa phải vào ba bữa chính và ăn thêm 2-3 bữa phụ một ngày để tránh hiện tượng hạ đường huyết quá mức và tăng đường huyết quá cao sau ăn. Đồng thời, nên ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn để tạo thành hàng rào chất xơ, ngăn cản sự hấp thu đường vào ruột.
Về luyện tập: nên thực hiện các bài tập vừa sức đều đặn 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội, đạp xe, v.v… để tăng quá trình tăng cường sự tiêu thụ đường tại các mô và cơ.
Về dùng thuốc: cần thực hiện theo nguyên tắc 3D: dùng thuốc đúng liều, đủ liều và đều đặn. Đồng thời nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường để hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.