Cách ly tập trung do nghi nhiễm Covid-19: Ai cần thực hiện? Quy trình 4 vòng là gì? Cần lưu ý gì?

Cách ly tập trung do nghi nhiễm Covid-19: Ai cần thực hiện? Quy trình 4 vòng là gì? Cần lưu ý gì?
Khi thực hiện yêu cầu cách ly tập trung do nghi nhiễm Covid-19, bạn cần chấp hành đúng các quy chuẩn về y tế như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, làm các xét nghiệm được yêu cầu, đứng cách xa người khác trên 2m,...

1. Những ai cần thực hiện cách ly tập trung? Khi nào thì cách ly tại nhà?

Trao đổi với báo Giao Thông, TS.BS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những đối tượng cần thực hiện cách ly tập trung đã được nêu rõ trong văn bản yêu cầu cách ly và theo dõi sức khoẻ phòng chống dịch bệnh do Covid-19 được Bộ Y tế đưa ra.

Cụ thể:

- Nhóm người có các hành vi tiếp xúc gần như nói chuyện, bắt tay, cùng đi trên một chuyến xe, máy bay hay ăn uống cùng,.. với người dương tính với Covid-19 sẽ cần phải thực hiện cách ly tại cơ sở y tế trong thời gian là 14 ngày. Ngoài ra trong thời gian cách ly này cần phải lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm khẳng định thêm.

**Test nhanh: Cần làm gì nếu có nghi ngờ bị lây nhiễm Covid-19?

Ngoài ra:

- Đối với những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần người bệnh thì cần cách ly và theo dõi sức khoẻ tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 14 ngày đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương và giám sát theo dõi tình hình diễn biến sức khoẻ chặt chẽ hàng ngày.

Nếu như có biểu hiện ho, sốt kèm mệt mỏi, người ớn lạnh hay khó thở thì cần ngay lập tức báo lên đường dây nóng, đi khám và cách ly tại những cơ sở y tế được chỉ định để lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm.

- Đối với những người không thuộc 2 nhóm nêu trên thì có thể lập danh sách và hướng dẫn để tự cách ly theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày. Nếu như có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi, người ớn lạnh và khó thở thì cần chủ động tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế đã được Bộ Y Tế thông báo.

Đặc biệt lưu ý với nhóm người tiếp xúc gần thì cần thông báo trước cho bệnh viện thuộc danh sách đường dây nóng dưới đây để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và được thực hiện quy trình khám cách ly đúng.

Cách ly tập trung do nghi nhiễm Covid-19: Ai cần thực hiện? Quy trình 4 vòng là gì? Cần lưu ý gì? - Ảnh 1.

Danh sách các bệnh viện kèm số điện thoại, người nghi nhiễm cần liên hệ trước khi đi khám (Ảnh: SKĐS)

2. Quy trình thực hiện cách ly 4 vòng đối phó với dịch Covid-19 tại Việt Nam

Cách ly tập trung do nghi nhiễm Covid-19: Ai cần thực hiện? Quy trình 4 vòng là gì? Cần lưu ý gì? - Ảnh 4.

Quy trình cách ly 4 vòng đã thực hiện thành công đối với xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc)

- Vòng 1: Cách ly và điều trị tại cơ sở y tế những trường hợp nhiễm bệnh và người thân của bệnh nhân đã có tiếp xúc gần với họ.

- Vòng 2: Cách ly tập trung những người đã tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm bệnh và người thân của họ.

- Vòng 3: Cách ly tại nhà những người đã có tiếp xúc với những người được cách ly ở vòng 2.

- Vòng 4: Cách ly một cộng đồng có nhiều ca bệnh.

3. Những lưu ý cần nhớ khi thực hiện cách ly tập trung

Đối với những người cần thực hiện cách ly tập trung nên ghi nhớ 7 nguyên tắc sau để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và bảo vệ cộng đồng:

- Nghiêm túc chấp hành việc cách ly tập trung và nội quy của cơ sở cách ly trong thời gian 14 ngày (có thể hơn nếu được yêu cầu).

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.

- Tự theo dõi sức khoẻ và đo thân nhiệt và hai buổi sáng và chiều mỗi ngày (có thể có y tá giúp đỡ, tuỳ cơ sở).

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu như có các biểu hiện ho, sốt và khó thở.

- Hạn chế ra và tiếp xúc với người khác, nếu như tiếp xúc cần phải cách xa ít nhất 2m.

- Đối với khẩu trang, khăn, giấy,.. đã qua sử dụng cần phải bỏ vào khu vực bỏ rác chứa chất thải lây nhiễm.

- Cần phối hợp với nhân viên y tế để lấy mẫu bệnh phẩm đem xét nghiệm sàng lọc.

Cập nhật thêm các diễn biến khác về tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam TẠI ĐÂY.

Cách ly tập trung do nghi nhiễm Covid-19: Ai cần thực hiện? Quy trình 4 vòng là gì? Cần lưu ý gì? - Ảnh 5.

Tác giả: Kim Phụng