Cách làm giảm triệu chứng và giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè

Cách làm giảm triệu chứng và giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc, mất ngủ. Để giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè các bậc phụ huynh cần làm vệ sinh mũi thường xuyên và áp dụng các bài thuốc từ thảo dược để làm tiêu, long đờm.

1. Giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè bằng cách vệ sinh mũi sạch sẽ

Hiện tượng khó ngủ khi thở khò khè ở trẻ là do ngạt mũi. Lúc này, để giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn mẹ nên làm sạch, vệ sinh mũi.

Cách làm như sau:

- Cho trẻ ngồi ở tư thế hơi ngửa đầu lên trên

- Nhỏ hoặc xịt 2-3 giọt nước mũi sinh lý ngâm ấm vào mỗi bên mũi bé.

- Dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy bên trong ra. Trong trường hợp không có dụng cụ, mẹ có thể dùng miệng để hút nước mũi giúp bé.

Bé bị ngạt mũi, thở khò khè sẽ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là về ban đêm. Mẹ có thể áp dụng cách rửa mũi ngay tại nhà như sau:

- Đặt bé ở tư thế nằm nghiêng, mặt hơi cúi

- Mẹ nên nhờ thêm một người giữ nhẹ đầu và mông, giúp bé giữ tư thế ổn định.

- Lót thêm một chiếc khăn sạch ở dưới má của trẻ để tránh nước rớt xuống làm ướt người.

- Chuẩn bị nước muối sinh lý pha đang còn ấm và dụng cụ hút mũi.

- Nhỏ 4-5 giọt nước muối sinh lý vào vào một bên mũi. Nước muối sẽ tự động chảy ra ngoài qua lỗ mũi bên cạnh bởi chúng thông nhau.

- Sử dụng dụng cụ hút dịch nhầy lỏng để làm thông thoáng khoang mũi.

- Sau đó mẹ cho bé nằm nghiêng và lặp lại các bước hướng dẫn trên thêm 1-2 lần để làm sạch chất nhầy trong mũi, giúp trẻ dễ thở hơn.

Để giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè, mẹ nên chú ý rửa mũi vào trước và sau khi đi ngủ. Ngoài ra, nếu trẻ ngạt mũi nhiều có thể rửa thêm 1 lần vào buổi trưa.

2. Một số thảo dược giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè

Ngoài cách rửa mũi kể trên, phụ huynh có thể sử dụng một số loại thảo dược an toàn để làm tan đờm trong cổ họng và giảm hiện tượng thở khò khè.

- Lá hẹ: Hấp cách thủy lá hẹ và đường phèn trong bát. Chắt lấy nước cho bé uống trong 2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Cách này giúp bổ can thận, làm ấm cơ thể , tiêu đờm hiệu quả.

Ảnh 2.

- Quả quất: Quất có chứa tinh dầu và nhiều loại vitamin. Nhờ đó, ngâm quất bằng nước muối hoặc hấp cùng đường phèn, mật ong làm siro không chỉ dễ uống mà còn giúp long đờm, giảm ho, kháng khuẩn và trị hen suyễn.

- Lá húng chanh: Tinh dầu lá húng chanh có khả năng trừ đờm, tiêu độc, rất tốt cho việc chữa ho, viêm họng cho bé. Phụ huynh chỉ cần giã dập lá húng và ngâm với nước sôi rồi dùng nước này cho trẻ uống 2 lần/ngày. Hoặc mẹ cũng có thể ngâm lá cùng đường phèn và hấp cách thủy để chữa ho cho trẻ.

- Hạt chanh: Giã nhuyễn hạt chanh rồi trộn với đường phèn, nước lọc. Đem hỗn hợp này hấp cách thủy rồi chắt lấy nước. Mỗi ngày cho bé uống 1- 2 thìa, 4-6 lần/ngày để giảm ho, tiêu đờm, khó thở.

- Củ cải: Chuẩn bị củ cải, hạt tiêu, gừng, vỏ quýt khô. Mỗi thứ rửa sạch rồi thái lát nhỏ, đem sắc lấy nước uống. Bài thuốc này có tác dụng giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè, đồng thời chữ ho, chảy dãi do lạnh.

- Rau diếp cá: Đun rau diếp cá với nước trong 30-40 phút cho đến khi rau nhừ. Lọc lấy nước này và cho trẻ uống 2-3 lần sau mỗi bữa ăn (Sau ăn 1 tiếng).

Khi bị khó thở trẻ thường cảm thấy khó chịu và quấy khóc, đặc biệt là những lúc thời tiết trở lạnh và vào buổi tối. Để giúp trẻ dễ ngủ khi thở khò khè, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách được hướng dẫn trong bài viết này. Các loại thảo dược như lá húng chanh, quả quất, lá hẹ… không chỉ giúp long đờm, thông thoáng mũi mà còn giúp khắc phục các triệu chứng ho khan, chảy dãi, giữ ấm cho trẻ.


Tác giả: Lê Thọ Hưng