Nghiên cứu mới chỉ ra rằng ăn cá thường xuyên là cách làm giảm nguy cơ đau tim hiệu quả ở những người bị tiểu đường tuýp 2.
Những phát hiện này củng cố khuyến nghị của NHS về ăn ít nhất 2 khẩu phần cá/tuần.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu từ Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển đã xem xét dữ liệu từ 2.225 nam và nữ bị tiểu đường tuýp 2.
Ăn nhiều hơn 3 khẩu phần cá mỗi tuần là cách làm giảm cơn đau tim đến 40%
Dữ liệu được tập hợp từ năm 1998 tới 2012 ở Thụy Điển và việc hấp thu cá được thu thập từ bảng hỏi về tần số thực phẩm. Những người tham gia được giám sát trong thời gian trung bình 13,2 năm.
Trong nhóm người này, đã có 333 trường hợp đau tim (nhồi máu cơ tim), 321 trường hợp đột quỵ và 771 trường hợp tử vong. Các nhà nghiên cứu đã phân loại những người tham gia dựa trên số khẩu phần cá họ ăn mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
Kết quả chỉ ra rằng những người ăn nhiều hơn 3 khẩu phần cá mỗi tuần là cách làm giảm cơn đau tim tới 40% so với những người ăn dưới 3 khẩu phần cá mỗi tháng.
Dữ liệu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong thấp hơn ở những người ăn cá thường xuyên, tuy nhiên, không có sự khác biệt rõ ràng về nguy cơ đột quỵ.
Trong khi nghiên cứu này chỉ ra rằng cá có thể có tác dụng bảo vệ và giảm cơn đau tim, nghiên cứu này không thể loại bỏ các yếu tố khác như người ăn cá có lối sống lành mạnh.
Ảnh: Internet
Thầy thuốc ở Đại học Rush, Chicago (Mỹ) đã chứng minh là chức năng tuần hoàn của người cao tuổi bị bệnh tiểu đường được cải thiện thấy rõ nếu họ được bồi dưỡng với cá biển giàu Omega-3 như cá mòi, cá hồi, cá thu... dù mỗi tuần chỉ một lần.
Người bệnh tiểu đường nếu có thêm vấn đề chất mỡ trong máu nên uống thêm thuốc có chứa dầu béo Omega-3 để chắc chắn là cơ thể không thiếu chất này. Ngay cả người chay trường cũng đừng lo thiếu Omega-3.
Rong biển, như tảo Spirulina, cũng có tác dụng tương tự cá biển, thậm chí toàn diện hơn, vì vừa chứa nhiều Omega-3 vừa dồi dào chất đạm loại không gây gánh nặng cho lá gan và trái thận.
Cá nước ngọt thường không chứa nhiều 3-Omega, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Đó là cá basa, tất nhiên với điều kiện cá không được vỗ béo bằng thuốc kháng sinh, với nội tiết tố tăng trưởng...
Dùng thịt cá đúng cách nhưng quên rau quả là một thiếu sót đáng trách. Rau hay quả đều cần thiết cho người bệnh tiểu đường vì là nguồn cung cấp nhiều loại sinh tố. Tùy theo mức độ ổn định của đường huyết mà "đầu bếp" nên chọn nhiều rau hay quả cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường.
Nếu lượng đường trong máu còn giao động nhiều thì rau cải có lợi hơn trái cây. Trong lúc đường huyết đang trồi sụt vô chừng phải tránh các loại trái quá ngọt như sầu riêng, mít, xoài, lồng mứt... để tránh đường huyết tăng đột ngột. Nếu không đổi được thói quen tráng miệng bằng trái cây nên chọn loại trái chua, chát, ít ngọt như ổi, bưởi, thanh long...
Đừng quên một nguyên tắc tối quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường, đó là đừng mạnh miệng với bất cứ món gì. Món nào cũng chút chút cho vui. Không riêng gì bệnh tiểu đường, hầu như bệnh nào cũng thế, cũng thường do quá thừa một chất nào đó trong khi chất khác lại thiếu.
Các cơn đau tim là triệu chứng thường thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bổ sung cá trong bữa ăn chính là cách giảm các cơn đau tim cho người bệnh. Tuy nhiên, cần có sự kết hợp khoa học với các thực phẩm khác để bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.