Hôm nay Hà Nội lập kỷ lục ô nhiễm nhất thế giới, người dân cần làm gì để phòng tránh?

Hôm nay Hà Nội lập kỷ lục ô nhiễm nhất thế giới, người dân cần làm gì để phòng tránh?
Chất lượng không khí tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang duy trì ở mức có hại cho sức khỏe con người. Do vậy, việc phòng tránh và ngăn ngừa tác hại của bụi mịn là điều vô cùng quan trọng.

Ô nhiễm bụi mịn là vấn đề khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội thời điểm giao mùa. 

Tổ chức quốc tế giám sát chất lượng không khí AirVisual cảnh báo mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại TP.HCM, với nồng độ bụi siêu vi PM2.5 (bụi mịn) hiện ở mức 102,7 µg/m³. 

Chỉ số chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội vào sáng nay (13.12) lên tới mức kịch khung - màu nâu - cực nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Như vậy chất lượng không khí tại TP.HCM đang duy trì ở mức thuộc nhóm có hại cho sức khỏe con người. Việc phòng tránh các tác hại của bụi mịn là việc làm cấp thiết để bảo vệ sức khỏe.

ô nhiễm không khí

Hôm nay (13/12), Hà Nội đạt ngưỡng ô nhiễm nhất thế giới, chuyển sang khung màu nâu - cực kỳ nguy hại

1. Bụi mịn xuất phát từ đâu?

Theo WHO, bụi mịn là một hỗn hợp phức tạp của sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước. Bụi và các hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu là PM. Các loại hạt bụi mịn có kích thước siêu vi phổ biến nhất là:

- PM10: Những hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10µm.

- PM2.5: Những hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5µm.

- PM1.0: Những hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1µm.

Bụi mịn có thể hình thức từ nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như khói thải từ động cơ đốt trong, ống khói nhà máy và khí thải xe hơi.

Mặt khác, bụi mịn cũng được sản xuất bởi các hoạt động trong nhà thông thường. Phổ biến nhất là từ khói thuốc lá, nấu ăn, đốt nến hoặc đèn dầu, lò sưởi. Ngoài ra, các loại máy làm ẩm siêu âm cũng có thể giải phóng bụi mịn vào không khí. Đặc biệt là khi nước từ máy không được lọc một cách cẩn thận. Bụi mịn cũng được hình thành trong thời gian giao mùa, nhất là từ mùa Thu sang mùa Đông. 

tac hai cua bui min p25-1

Đốt rơm rạ ở các tỉnh ngoại thành làm gia tăng ô nhiễm không khí và ô nhiễm bụi mịn

tac hai cua bui min p25

Bụi mịn trong không khí kéo dài từ nhiều tháng nay

2. Tác hại của bụi mịn

Năm 2015, một nghiên cứu từ Viện nghiên cứu môi trường của Đại học Yonsei ước tính có khoảng 1.179 người chết hàng năm do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm bụi mịn. Nghiên cứu cũng cho rằng hơn 14.000 người mất một năm trong tuổi thọ hàng năm vì bụi mịn. Đồng thời, WHO báo cáo bụi mịn đã gây ra khoảng 4.2 triệu ca tử vong sớm trên thế giới. Báo cáo này được WHO đưa ra vào năm 2016.

Bụi mịn chỉ có đường kính 2,5µm. Trong khi đó, một hạt muối ăn bình thường có đường kính trung bình là 330 µm. Đây cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc bụi mịn có kích thước nhỏ như thế nào. Với kích thước nhỏ như vậy, bụi mịn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và phổi.

Tác hại của bụi mịn có thể diễn tiến trong cả ngắn và dài hạn. Trong ngắn hạn, bụi mịn sẽ gây ra các vấn đề như kích ứng da, mắt và hô hấp. Ngược lại, khi tiếp xúc lâu dài, bụi mịn sẽ gây ra các hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Chẳng hạn như tăng nguy cơ đau tim, tăng nhịp tim và suy giảm chức năng phổi. Đồng thời, bụi mịn là tác nhân gây ra viêm phế quản cấp, mãn tính, hen suyễn và một số vấn đề về hô hấp khác.

tac hai cua bui min

Sống trong môi trường ô nhiễm gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe, lâu dài có thể gây ung thư phổi

3. Phòng tránh tác hại của bụi mịn trong không khí

Bạn có thể phòng tránh tác hại của bụi mịn bằng cách hạn chế việc tiếp xúc với chúng. Để tránh tiếp xúc thường xuyên với bụi mịn, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau:

- Hạn chế ra ngoài khi môi trường có mức bụi mịn cao (thời gian ban đêm và sáng sớm có mật độ bụi mịn cao nhất trong ngày)

- Nếu phải ra ngoài, bạn nên sử dụng khẩu trang chống bụi mịn chuyên dụng. 

- Hạn chế tiếp xúc với bụi mịn trong nhà khi đang nấu ăn. Để hạn chế bụi mịn khi nấu ăn, bạn nên sử dụng quạt thông gió để bụi thoát ra ngoài.

- Không hút thuốc trong nhà, đặc biệt là trong phòng kín để phòng tránh tác hại của bụi mịn.

tac hai cua bui min p25-2

Bụi trong nhà khó nhìn thấy bằng mắt thường, việc vệ sinh nơi ở là cách tốt nhất để loại bỏ bụi mịn trong không gian sống

- Sử dụng bếp điện hoặc bếp gas thay vì bếp củi.

- Không sử dụng lò than vỉ hoặc lò sưởi trong không gian kín.

- Hạn chế việc đốt nến và nhang trong nhà.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng tấm thảm chùi chân và để giày dép ở bên ngoài. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn được bụi bẩn, phấn hoa và các loại côn trùng.

- Đóng chặt cửa sổ và cửa ra vào khi mức bụi mịn ngoài trời cao. 

- Uống thật nhiều nước. Chất lỏng bên trong cơ thể sẽ giúp làm sạch các độ tố trong cơ thể thông qua mồ hôi và nước tiểu.

Kích thước nhỏ là dễ xâm nhập vào cơ thể là nguyên nhân khiến bụi mịn trở nên nguy hiểm. Vì vậy, để phòng tránh tác hại của bụi mịn, bạn nên hạn chế tiếp xúc và kiểm soát lượng bụi mịn tốt hơn. 


Tác giả: Thùy Dung