Cách hạ sốt do viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả, an toàn

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách hạ sốt do viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả, an toàn
Hạ sốt do viêm mũi dị ứng tại nhà không hề khó khăn, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, mặc quần áo thoáng rộng, uống đủ nước và chú ý thêm một số thông tin sau:

Viêm mũi dị ứng gây ra các vấn đề về sức khỏe như các bệnh về mũi, họng, xoang trong đó có sốt. Sốt do viêm mũi dị ứng tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh dễ tiến triển thành mãn tính dẫn đến viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản. Vậy cách hạ sốt do viêm mũi dị ứng như thế nào hiệu quả?

1. Khi nào cần hạ sốt do viêm mũi dị ứng?

Sốt là hiện tượng cơ thể tăng nhiệt độ gây ra bởi các loại virus hoặc ký sinh trùng. Sốt do viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng với các dị nguyên, thân nhiệt tăng cao để chống lại yếu tố bên ngoài.

Điều trị sốt do viêm mũi dị ứng cũng tương tự như điều trị bệnh sốt thông thường, khi người bệnh có biểu hiện sốt trên 38,9 độ C cần tiến hành hạ sốt tại nhà. Mục tiêu của việc hạ sốt nhanh là giảm sự khó chịu, cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

2. Cách hạ sốt do viêm mũi dị ứng tại nhà

2.1. Cách hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ bị sốt cao do viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ phụ thuộc vào mức độ khó chịu. Một số cách sau đây có thể giúp trẻ thoải mái, giảm triệu chứng khó chịu khi sốt:

- Khuyến khích trẻ nhỏ tăng uống thêm nước, hạn chế mất nước

- Mặc quần áo thoáng cho trẻ, không quá bí bách

- Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng để hạn chế trẻ tiếp xúc với dị nguyên. Đó có thể là mùi hương hoa, lông động vật, khói thuốc, bụi…

- Nhỏ mũi tại nhà cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%) để mũi trẻ bớt khó chịu

- Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau cho trẻ khi chưa được bác sĩ khám và chẩn đoán.

- Tăng cường bổ sung rau củ quả, vitamin cho trẻ để giúp trẻ giảm sốt

2.2. Cách hạ sốt do viêm mũi dị ứng cho người lớn

Khi người lớn bị sốt do viêm mũi dị ứng thường có dấu hiệu rõ ràng hơn với trẻ nhỏ. Cơ thể người bệnh cao hơn 38,9 độ C, biểu hiện mệt mỏi cũng rõ ràng hơn. Để hạ sốt hiệu quả tại nhà, cần chú ý đến những lời khuyên sau:

- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau, bổ sung vitamin C, nước trái cây

- Mặc những bộ quần áo thoáng, rộng rãi

- Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để giảm cảm giác khó chịu

- Sử dụng thuốc hạ sốt theo lời khuyên của bác sĩ

3. Bị sốt khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi nào sốt do viêm mũi dị ứng cần đi gặp bác sĩ phụ thuộc vào tình trạng và tuổi của bệnh nhân. Thông thường, người bệnh cần được hạ sốt nhanh tại nhà trước khi đến bác sĩ để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu. Việc đi thăm khám bác sĩ sẽ theo các trường hợp:

3.1. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên được đi thăm khám khi bị sốt từ 38 độ C trở lên dù không xuất hiện thêm bất cứ biểu hiện nào khác.

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi bị sốt do viêm mũi dị ứng nên thực hiện hạ sốt tại nhà khi nhiệt độ dưới 38,9 độ C. Cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khi bé sốt quá 38,9 độ C hoặc kèm theo các triệu chứng khác để xử lý kịp thời.

Trẻ em trên 6 tháng có thể dùng thuốc hạ sốt theo đơn kê của nhân viên y tế. Đưa bé đến thăm khám tình trạng sốt và vấn đề mũi khi sốt kéo dài trên một ngày.

3.2. Đối với người lớn

Đối với người lớn trên 18 tuổi có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhanh khi bị sốt do viêm mũi dị ứng. Nên đến gặp bác sĩ khi sốt quá 39,4 độ C hoặc gặp các triệu chứng khác kèm theo như đau dữ dội đầu, đau họng…

Tóm lại, hạ sốt do viêm mũi dị ứng cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, cần đi khám bác sĩ ngay khi sốt trên 38,9 độ C hoặc các dấu hiệu bệnh sốt không thuyên giảm. Thực hiện chế độ dinh dưỡng, ăn uống và nhỏ thuốc mũi theo chỉ định của bác sĩ để giúp bệnh thuyên giảm.


Tác giả: Phương Nguyễn