Cách giữ bàn chân ấm cho cha mẹ già vào mùa đông

Cách giữ bàn chân ấm cho cha mẹ già vào mùa đông
Bàn chân ấm và cái đầu mát là sinh lý bình thường của cơ thể và đây cũng chính là biểu hiện của cân bằng âm dương.

Ở những người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân trong đó có áp lực trong công việc và cuộc sống, thiên quý suy nên các chức năng tạng phủ bị suy yếu dẫn đến âm dương mất cân bằng mà dẫn đến hiện tượng bàn chân lạnh và đầu nóng. 

Xin giới thiệu phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để giúp tái lập quân bình âm dương cho cơ thể thông qua tác động đến bàn chân để có cái đầu mát và bàn chân ấm.

1. Giữ cho đầu mát, giữ bàn chân ấm - giúp sống khoẻ hơn

Theo Đông y, những người khỏe là người có cuộc sống hài hòa cân bằng âm dương, người không khỏe hay là người có bệnh là người mất cân bằng âm dương, cho nên mục đích cuối cùng của người thầy thuốc Đông y là lập lại cân bằng đó, để con người ta sống thọ hơn - khoẻ hơn.

Theo quan niệm Đông y, thì Thiên (trời) là dương, Địa (đất) là âm, nếu âm dương hài hòa, âm phải thăng lên, dương phải giáng xuống giao nhau tạo nên con người (Nhân), âm dương giao hòa vạn vật hóa sinh từ đó sẽ sinh sôi nảy nở phát triển.

Cách giữ bàn chân ấm cho cha mẹ già vào mùa đông - Ảnh 1.

Những người khỏe là người có cuộc sống hài hòa cân bằng âm dương - (Ảnh: Internet)

Học thuyết tam tài: Thiên - Nhân - Địa giải thích rằng cuộc sống trong tự nhiên, vũ trụ (đại vũ trụ), con người (Nhân) là tiểu vũ trụ sẽ ứng với trời đất (Thiên - Địa).

Đầu chính là sự tượng trưng cho trời (Thiên), chân tượng trưng cho đất (Địa), bụng tượng trưng cho người (Nhân), âm dương trong cơ thể phải giao hòa thì cơ thể mới khỏe, tức là "đầu mát, chân ấm thì bụng mới tiêu hóa tốt" - như vậy mới sống khoẻ.

Nhưng thực tế thì theo thời gian, nhất là tuổi ngày càng cao thì âm dương từ từ tách rời nhau đi vào cái thể của âm dương, cái ban đầu, cái nguyên sơ của cuộc sống dương không còn giáng do công việc, do tuổi tác nên đầu bắt đầu thăng lên biểu hiện cái đầu nóng trong công việc, học tập, trong cuộc sống; âm không còn thăng nữa mà đi vào thể của âm là giáng nên bàn chân lạnh.

Do đó để cân bằng âm dương trong cơ thể khi lớn tuổi, hoặc do áp lực công việc thì cái đầu phải luôn luôn mát và bàn chân phải ấm mới sống khoẻ được

2. Học thuyết của Hải Thượng Lãn Ông để giữ bàn chân ấm

Học thuyết thủy hỏa hay còn gọi là học thuyết tâm thận của Hải Thượng Lãn Ông , được xây dựng dựa trên cơ sở của các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng của đông phương.

Với thuyết âm, dương, thủy thuộc nước thuộc âm, hỏa thuộc lửa thuộc dương và với thuyết ngũ hành, thủy hỏa lại là hai hành tương khắc với nhau. Với thuyết tạng tượng, thì hai tạng tâm, thận lại nằm trong phạm vi "ngũ tạng".

Tuy nhiên, chúng lại thường xuyên có sự giao nhau trong cuộc sống, hai thứ đó luôn có mối quan hệ hữu cơ, ví như ánh sáng của mặt trời là nguồn gốc tạo ra sức sống của muôn vật, nước thì nuôi sống muôn loài.

Dựa trên cơ sở như vậy, Hải Thượng Lãn Ông đã lấy sự cân bằng của hai tạng tâm thận trong cơ thể làm gốc với nguyên tắc "Giáng tâm hỏa và ích thận thủy". Hải Thượng Lãn Ông đã cho rằng "Con người cũng như vũ trụ, muốn tồn tại, phải có hỏa", cái hỏa trong con người trước hết thuộc tạng tâm (quân hỏa), tiếp theo là cái hỏa của thận (tướng hỏa).

Hai thứ hỏa này luôn được cân bằng với phần "thủy" của tâm huyết: Phần âm của tâm và thận thủy: thận âm - nếu cân bằng được sẽ giúp con người sống khoẻ hơn. Ông cho rằng, bệnh tật phát sinh trong con người là do sự thiên lệch của thủy và hỏa, tức có sự mất cân bằng của hai tạng tâm và thận khiến chúng ta không khoẻ.

Cách giữ bàn chân ấm cho cha mẹ già vào mùa đông - Ảnh 2.

Muốn khoẻ mạnh hãy giữ cho cái đầu lạnh và bàn chân ấm - (Ảnh: Internet)

Ví dụ cụ thể:

- Thủy suy không giữ được hỏa - hỏa bốc lên: khi đó sẽ có biểu hiện: có bốc nóng, nhức đầu, hoa mắt, đỏ mặt, nóng ngực, khó thở, tim đập nhanh…

- Hoặc hỏa suy - thiếu sự ôn dương, có biểu hiện cụ thể như: người lạnh, chân tay lạnh, ăn uống chậm tiêu, đầy bụng, ỉa lỏng, người mệt mỏi, sợ lạnh…

Từ xưa người ta vì có chân thủy, chân hỏa trong bẩm khí tiên thiên nên trong cơ thể mới luôn luôn có sự ôn dưỡng và nhu dưỡng. Nhưng để thực hiện việc ôn dưỡng và nhu dưỡng khí với huyết chứ không phải chân thủy, chân hỏa.

Chân thủy, chân hỏa chính là cái gốc bẩm sinh từ tiên thiên mà do thận làm chủ. Khí huyết cũng chính là cái ngọn; sinh ra từ hậu thiên do tâm can, tỳ phế là chủ về khí.

Có chân thủy, chân hỏa mới có nguồn sinh ra khí huyết, có khí huyết thì chân thủy, chân hỏa mới có công dụng hóa sinh và tồn tại khiến con người sống khoẻ.

Cho nên khi nói đến khí là có sự liên hệ đến hỏa đến dương; khi nói đến huyết là có sự liên hệ đến thủy đến âm đây là yếu tố khiến con người sống khoẻ. Hải Thượng Lãn Ông nói; "Toàn bộ nhân thể không ra ngoài hai chữ âm dương tức là thủy với hỏa, mà hai chữ thủy hỏa tức là khí huyết".

Tổng hợp

Tác giả: Thanh Thanh