Cách giảm đau trĩ khi đi vệ sinh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách giảm đau trĩ khi đi vệ sinh
Đau là tình trạng rất thường xuyên xảy ra trên bệnh nhân mắc bệnh trĩ, đặc biệt là đau trĩ khi đi vệ sinh.

1. Vì sao bệnh nhân cảm thấy đau khi đi vệ sinh?

Những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường biểu hiện bằng triệu chứng đau, triệu chứng đau trĩ gây nên rất nhiều những phiền toái cho cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng đau khi đi vệ sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đau trĩ khi đi vệ sinh, tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân chính như sau.

- Rặn quá nhiều khiến áp lực búi trĩ bị tăng lên gây kích thích khiến bệnh nhân bị cảm giác đau trĩ khi đi vệ sinh.

- Bệnh nhân trĩ bị nứt hậu môn khiến bệnh nhân cảm thấy rất đau đớn khi đi vệ sinh, thậm chí còn cảm thấy ám ảnh mỗi lần đi vệ sinh.

- Khối phân có độ cứng quá lớn khi đi qua búi trĩ, gây cọ sát, tổn thương búi trĩ khiến bệnh nhân cảm thấy đau khi đi vệ sinh.

- Sử dụng các loại giấy vệ sinh có độ cứng quá lớn, gây nên trầy xước niệm mạc phủ bề mặt búi trĩ làm bệnh nhân cảm thấy đau trĩ nhiều hơn.

2. Làm thế nào để giảm đau trĩ khi đi vệ sinh?

Đi đại tiện đúng giờ

Khi bệnh nhân bị trĩ đi đại tiện không theo một khung giờ nhất định sẽ khiến cảm giác mót rặn của bệnh nhân giảm đi, vì vậy bệnh nhân sẽ phải rặn nhiều hơn để đẩy khối phân ra ngoài. Đây chính là một trong các nguyên nhân đau trĩ khi đi vệ sinh.

Bệnh nhân bị trĩ nên xây dựng cho mình thói quen đi đại tiện theo một khung giờ nhất định trong ngày, điều này sẽ khiến bệnh nhân dễ có cảm giác mót rặn hơn và bệnh nhân dễ đi đại tiện hơn. Vì thế tình trạng đau trĩ khi đi vệ sinh sẽ giảm rất đáng kể.

Đi đại tiện đúng tư thế

Khi đi đại tiện, nếu bệnh nhân ngồi bệt lên bệ cầu sẽ khiến tư thế đại tiện trở nên không đúng, ống trực tràng không tạo thành một đường thẳng do vậy bệnh nhân cần phải rặn nhiều hơn để đẩy khối phân ra. Vì vậy bệnh nhân cảm thấy đau trĩ khi đi vệ sinh.

Thay vào đó, bệnh nhân nên đi đại tiện theo tư thế ngồi xổm, hai đùi ép sát vào thân mình điều này sẽ khiến ống trực tràng tạo thành một đường thẳng do vậy bệnh nhân sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Ăn thức ăn mềm

Ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa như các loại hoa quả cứng, thức ăn khó tiêu hóa sẽ khiến khối phân hình thành có độ cứng lớn, thậm chí là gây nên tình trạng táo bón. Điều này gây nên tình trạng bệnh nhân bị đau trĩ khi đi vệ sinh.

Do đó, bệnh nhân bị trĩ nên thay đổi chế độ ăn để mình có một chế độ ăn hợp lí. Nên sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ để chế biến bữa ăn. Đồng thời trong khi ăn nên nên ăn chậm nhai kỹ để có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

Sử dụng một số loại thuốc chống táo bón

Bệnh nhân trĩ có thể sử dụng một số loại thuốc chống táo bón để đi đại tiện dễ hơn và giảm độ cứng khối phân từ đó làm giảm đau trĩ khi đi vệ sinh. 

Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc chống táo bón để giảm đau trĩ khi đi vệ sinh bệnh nhân cần phải sử dụng nghiệm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ của thuốc cũng như sử dụng quá liều.

Sử dụng các loại giấy mềm để vệ sinh

Khi đi đại tiện nên sử dụng các loại giấy mềm để vệ sinh, đồng thời cũng không nên quá mạnh tay khiến bề mặt búi trĩ bị trầy xước. Nếu cảm thấy đau trĩ quá nhiều khi vệ sinh bằng giấy, bệnh nhân có thể vệ sinh bằng cách rửa với nước.

Trên đây là một số phương pháp giúp bệnh nhân giảm đau trĩ sau khi đi vệ sinh mà bệnh nhân có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên để có thể áp dụng hiệu quả nhất các phương pháp giảm đau một cách hiệu quả, bệnh nhân nên đến thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán tính trạng và hướng dẫn thực hiện các phương pháp giảm đau một cách hiệu quả.


Tác giả: QN