Cách đối phó với những tác dụng phụ sau điều trị viêm gan B gây ra (phần 2)

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách đối phó với những tác dụng phụ sau điều trị viêm gan B gây ra (phần 2)
Cách đối phó với những tác dụng phụ sau điều trị viêm gan B gây ra sẽ hữu ích với cả người nhà và bệnh nhân để chăm sóc sức khoẻ nhanh hồi phục.

4. Vấn đề sau điều trị liên quan đến hệ tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá sau điều trị viêm gan B có thể bao gồm: khó chịu bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc buồn nôn.

- Khó chịu ở bụng/Khó tiêu

Cảm giác bụng ọc ạch và đau bụng nhẹ là cảm giác có thể bệnh nhân sau điều trị viêmgan B có thể gặp phải. Lưu ý với những cơn khó chịu nghiêm trọng như đau dạ dày mãn tính thì sau điều trị viêm gan B thì cần phải liên hệ ngay với cơ sở y tế.

Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau không xung khắc với các loại thuốc mà bạn đang dùng. Đồng thời ngườingười bệnh cũng không được để bụng quá đói vì cơn đau dạ dày và khó chịu ở bụng có thể trở nên tồi tệ hơn. Sau điều trị viêm gan B nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và không gây áp lực cho hệ tiêu hoá.

- Cảm giác không ngon miệng

Nếu sau điều trị viêm gan B bạn có cảm giác không ngon miện khi ăn thì hãy thử thay đổi chế độ ăn linh hoạt hơn với những thực phẩm giàu calo như bơ đậu phộng, các loại hạt,... và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ. Sau điều trị viêm gan B nếu ăn uống không tốt sẽ khiến bệnh nhân giảm cân.

Vì thế mà việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu là điều cực kỳ quan trọng để nhanh hồi phục sức khoẻ.

- Tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy, phân lỏng hoặc chảy nước có thể xảy ra thường xuyên sau điều trị viêm gan B. Hãy chắc chắn việc bổ sung đủ nước và điện giải cho cơ thể để tránh mất nước. Say đó dần dần thêm những thực phẩm rắn và chế độ ăn hàng ngày. Hãy bắt đầu với các loại bánh quy giòn hay bánh mù nước, trứng, thịt gà.

Cần tránh những thực phẩm nhiều chất xơ, thực phẩm giàu chất béo và đồ cay. Rượu, cafe và sữa cũng cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn nếu bị tiêu chảy sau điều trị viêm gan B. Hỏi bác sĩ của bạn xem bạn nên dùng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn, chẳng hạn như Imodium AD (loperamide) hoặc Pepto-Bismol (bismuth subsalicylate) hay không.

- Đầy bụng, đầy hơi

Khi bụng của bạn sau điều trị viêm gan B bị đầy hơi thì cần tránh những thực phẩm có thể tạo ra khí trong ruột như chất ngọt nhân tạo, các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu hay sữa. Đồng thời khi ăn cần nhai đồ ăn từ từ để hạn chế không khí dư thừa bị đưa vào ruột.

Bỏ nước uống có ga, không uống nước bằng ống hút. Quần áo rộng, không bó bụng có thể giúp người bệnh thoải mái hơn.

- Buồn nôn

Cảm giác buồn nôn có thể được giải quyết bằng việc ăn bánh quy giòn hoặc sử dụng gừng, bạc hà, hoa cúc hay trà lá mâm xôi. Có một vài phương pháp bấm huyệt có thể giảm cảm giác buồn nôn. 

Hãy dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào phần gân mềm nằm giữa xương ngón tay trỏ và ngón cái (bấm ở giữa vùng chữ V). Cứ như thế ấn mạnh và day ngón tay liên tục trong vòng 5 đến 7 phút sẽ khỏi.

5. Vấn đề liên quan tới da

- Khô da, khô mắt, khô miệng, mũi hay âm đạo

Để giảm thiểu tình trạng sau điều trị viêm gan B này có thể tham khảo một số lời khuyên sau:

+ Uống nhiều nước

+ Dưỡng ẩm cho các vùng da bị khô

+ Tránh tắm nước quá nóng

+ Không rửa bằng xà phòng hay các chất chứa tất tẩy rửa quá mạnh

+ Thoa kem không gây dị ứng không mùi hương ngay sau khi tắm. Kem thường hiệu quả hơn kem dưỡng da. Để bảo vệ thêm, trộn trong một vài giọt dầu cơ thể nhẹ không mùi.

+  Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu khô hoặc có hệ thống sưởi trung tâm trong nhà, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc giữ một bát nước trong phòng để tăng độ ẩm

+  Tránh ánh nắng trực tiếp và luôn luôn sử dụng kem chống nắng

+ Nếu miệng bạn khô, hãy uống nước trong suốt cả ngày. Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường. Chú ý vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và làm sạch răng thường xuyên.

+ Sử dụng nước mắt nhân tạo có thể làm dịu cảm giác khô mắt

+ Hỏi bác sĩ về những loại thuốc bác có thể dụng để làm dịu cảm giác khô mũi, khô họng và khô mắt.

6. Những triệu chứng như bệnh cúm (ớn lạnh, sốt, cơ, khớp bị đau)

Khi tiêm Interferon bệnh nhân sau điều trị viêm gan B có thể gặp những tác dụng phụ như biểu hiện của cảm cúm nhẹ hoặc xuyên suốt quá trình điều trị cũng có thể gặp phải. Khi gặp những biểu hiện này thì cách tốt nhất là tiêm vào thời gian trước khi đi ngủ để bạn có thể nghỉ ngơi khi các triệu chứng này "ập" đến.

Nếu như bạn khó chịu có thể hỏi bác sĩ để được kê đơn thuốc hỗ trợ.

7. Rụng tóc

Tác dụng phụ sau điều trị viêm gan B này là làm mỏng tóc hơn. Bạn không thể làm gì nhiều để ngăn chặn nó, nhưng bạn có thể giữ cho tình trạng rụng tóc không trở nên tồi tệ hơn với những lời khuyên sau:

- Tránh tác động hoá chất tới tóc

- Giảm tần suất gội đầu

- Có thể tham khảo một số loại dầu gội khô xen lẫn các lần gội đầu

- Chải đầu với lược có răng thưa.

8. Đau lưng, khớp và cơ bắp

Các cơn đau lưng, khớp và cơ bắp có thể đến sau điều trị viêm gan B. Hãy cố gắng tránh việc ngồi nguyên một tư thế mà nên nằm ngả ra để nghỉ cơ. Tắm với nước nóng cũng có thể là cách làm dịu cơn đau nhức hiệu quả.

Nguồn dịch: https://www.hepmag.com/basics/hepatitis-b-basics/managing-hepatitis-b-treatment-side-effects

Tác giả: Phạm Thanh