Cách đối phó với những di chứng sau đột quỵ

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Cách đối phó với những di chứng sau đột quỵ
Sau đột quỵ người bệnh có thể gặp phải những di chứng như mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn hành vi, trí nhớ bị suy giảm,... Vậy làm cách nào để đối phó với những di chứng này?

1. Ai có thể giúp người đột quỵ phục hồi?

 - Bác sĩ,

- Điều dưỡng

- Chuyên gia vật lý trị liệu

- Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu

- Chuyên gia dinh dưỡng

 - Chuyên gia tâm lý lâm sàng

- Nhân viên xã hội.

2. Cách đối phó với những di chứng sau đột quỵ

Di chứng liên quan tới hệ vận động

- Hướng dẫn người bệnh sau đột quỵ chủ động thay quần áo, các động tác như cởi, mặc đồ sẽ phù hợp để hồi phục sự linh hoạt của các khớp chi

- Di chuyển từ giường sang ghế, ra bàn,.. và ngược lại. Lưu ý cần để xe lăn sát với người bệnh sau đột quỵ để có thể hỗ trợ bất cứ lúc nào.

- Tập đứng lên, ngồi dậy

- Giữ thăng bằng như thế nào và tập nâng cao các bài về khớp như: tập nâng hông, tập đưa tay lên cao qua đầu,...

- Hướng dẫn người cần phục hồi những bài tập liên quan tới cơ háng, ví dụ như: Người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não ngồi thẳng, khớp gối vuông góc, tay của người giúp đỡ đặt lên gối người bệnh, chống lại cử động rung giật chân và nhấc gối của người bệnh lên.

- Ngoài ra cần phải đề phòng di chứng biến dạng khớp nên sau đột quỵ cần phải được đặt ở tư thế đúng, tập theo tầm vận động và dùng nẹp chỉnh hình. Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng co cứng, co rút cơ ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt của bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não.

- Làm vật lý trị liệu nếu như cần thiết sau khi bác sĩ đánh giá mức độ cần phục hồi sau đột quỵ.

Di chứng liên quan tới ngôn ngữ

Nên tập nói ngay những từ và câu đơn giản phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: Uống nước, ăn cơm, ăn phở, rửa mặt, đi tiểu, có, không... Tập nói tên một số đồ vật xung quanh như bàn, ghế, sách, quạt…và màu sắc các đồ vật đó.

- Khuyến khích tập nói tự nhiên như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng…

- Khuyến khích hát một số bài hát yêu thích, kể cả hát karaoke để phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não từ từ.

- Người thân có thể đưa ra một số từ để bệnh nhân tìm từ đối nghĩa. Ví dụ: nắng - mưa, lên - xuống, tiến - lùi, ngày - đêm...

- Mô tả một vật để người bệnh tìm tên phù hợp. Ví dụ: "Cái gì dùng để cắt vải, cắt giấy" từ đó bệnh nhân có thể tìm được từ là "cái kéo"...

- Mô tả một số đồ vật và liệt kê theo danh mục: Ví dụ: kể tên một số loài trái cây, kể tên một số loài vật, một số loài hoa, ngày hôm qua ăn những món gì… khuyến khích bệnh nhân kể được càng nhiều càng tốt để tăng cường khả năng phục hồi chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ não cho bệnh nhân.

- Cho bệnh nhân đọc một số từ, từ ngắn đến dài dần: Ví dụ: cam, bưởi - chôm chôm, sầu riêng - ăn trái cây tốt cho sức khỏe...

- Tập nói kiên trì hàng ngày sẽ nói được bình thường. Sau đó bệnh nhân có thể đọc báo, sách…

- Đưa cho bệnh nhân một bức ảnh hoặc tranh, bảo bệnh nhân mô tả đơn giản. Ví dụ như đưa bức ảnh con của bệnh nhân rồi định hướng mô tả như: đây là ai, mấy tuổi, con thứ mấy, học lớp mấy, học trường nào…


Tác giả: KP