Cách đối phó với cơn khó thở trong ung thư phổi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Cách đối phó với cơn khó thở trong ung thư phổi
Khi bị ung thư phổi, những cơn khó thở là một biểu hiện thường xuyên. Khó thở khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy làm cách nào để đối phó với cơn khó thở trong ung thư phổi?

1. Bạn cảm thấy thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách đối phó với cơn khó thở trong ung thư phổi bệnh nhân phải hiểu được cảm giác khó thở là như thế nào? Đây là cảm giác khó chịu đặc biệt khi bệnh nhân hô hấp. Người bệnh mô tả cơn khó thở trong ung thư phổi với nhiều trạng thái như: không đủ không khí hay ngực bị bó chặt lại hoặc cảm giác như bị nghẹt (ngạt) thở, những cơn đau thắt ngực, áp lực đè lên ngực,...

Cơn khó thở trong ung thư phổi sẽ ngày một trở nên thường xuyên hơn và nặng hơn so với các lần trước.

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới cơn khó thở trong ung thư phổi

- Cảm lạnh và nhiễm trùng

Nếu như bạn khó thở hơn bình thường kèm với những cơn ho có đờm lẫn máy và nhiệt độ cao thì khả năng là bạn đã bị nhiễm trùng

- Lo lắng

Nếu như lo lắng, cơn khó thở trong ung thư phổi sẽ nhanh chóng tìm đến bạn. Kế tiếp đó bệnh nhân ung thư phổi cảm thấy lo lắng hơn và cơn khó thở lại tăng cấp độ hơn.

Nếu như việc lo lắng khiến người bệnh cảm thấy khó thở thì hãy cố gắng tập trung và thở chậm lại, thở đều hơn, hãy hít thở ra vào từ từ. Những bài tập thở, những kỹ thuật thư giãn có thể có ích trong trường hợp này.

3. Cách đối phó với cơn khó thở trong ung thư phổi

3.1. Kiểm soát hơi thở

Bệnh nhân bị ung thư phổi khi khó thở sẽ thở nhanh hơn và vai căng lên. Việc kiểm soát hơi thở có thể có ích với những cơn khó thở trong ung thư phổi ở một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài nó có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi.

Cách kiểm soát hơi thở:

- Bước 1: Hít vào từ từ qua mũi

- Bước 2: Thở ra bằng miệng

Khi thở ra hãy cố gắng thư giãn vai. Sẽ tốt hơn nếu như có người hỗ trợ bạn xoa bóp hoặc ấn vào vai khi bạn gặp cơn khó thở trong ung thư phổi. Nguyên tắc "thở sâu - thở chậm" là điều bệnh nhân cần ghi nhớ.

3.2. Di chuyển xung quanh

Cơn khó thở trong ung thư phổi có thể được đối phó dễ dàng hơn nếu như bệnh nhân có thể đii lại từ từ hoặc đi lên cầu thang. Các bước đi sẽ kết hợp với việc hít vào thở ra. Đừng vội vàng, bệnh nhân phải thực sự bình tĩnh cho việc kiểm soát hơi thở theo cách này để tránh tác dụng ngược lại.

3.3. Lập kế hoạch cho cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi

Một số lưu ý về không gian sống hoặc cách sinh hoạt dưới đây có thể có ích trong việc đối phó với cơn khó thở trong ung thư phổi:

- Di chuyển những đồ vật mà bạn cần xuống tầng dưới của cầu thang và tránh những đi lại lên xuống cầu thang không cần thiết

- Sử dụng điện thoại không dây hoặc điện thoại di động

- Nếu bạn muốn mua sắm hoặc đi lại thì hãy sử dụng xe đẩy

- Nếu bạn cần làm việc trong nhà, nên lên kế hoạch từ trước để không phải di chuyển nhiều lần

- Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi

3.4. Ăn uống

Khi cơn khó thở trong ung thư phổi xảy ra thì việc nhai và nuốt sẽ có những khó khăn nhất định. Hãy thử một số lời khuyên sau:

- Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ

- Khi ăn hãy cố giữ khuôn miệng mở nhỏ hơn

- Không ăn những thực phẩm khó nhai

- Uống nhiều nước tránh làm cho nước bọt và đờ bị dính hơn dẫn đến khó thở cũng như bổ sung lượng nước bị mất khi thở ra (đặc biệt là nếu bệnh nhân thở bằng miệng).

3.5. Thở bình oxy

Thở bằng bình oxy có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Nếu ở nhà thì bạn có thể yêu cầu lắp đặt bình oxy hoặc thiết bị hỗ trợ thở cũng rất tiện lợi.

Nguồn dịch: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/lung-cancer/living-with/coping-with-breathlessness



Tác giả: Phạm Thanh