Cách đối phó với chứng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư thực quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cách đối phó với chứng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư thực quản
Chứng khó nuốt của ung thư thực quản không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn mà còn kèm theo hàng loạt những hệ lụy không mong muốn. Vậy làm sao để đối phó với vấn đề này?

Chứng khó nuốt của ung thư thực quản là tình trạng khi người bệnh gặp phải khó khăn trong khi đưa thức ăn hoặc chất lỏng xuống dưới cổ họng.

Có một số trường hợp người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng kèm theo như ho hoặc nghẹt thở khi cố để nuốt. Bên cạnh đó, một số người khác lại luôn có cảm giác thức ăn bị kẹt ở bên trong cổ họng.

1. Vì sao bệnh nhân ung thư thực quản thường bị khó nuốt?

Một trong các nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt là ung thư, nhất là mắc ung thư ở các bộ phận như miệng, cổ họng hay thực quản. Khi các tế bào ung thư phát triển ở các bộ phận này của cơ thể người bệnh thì sẽ làm cho các bộ phận đó bị thu hẹp dẫn đến chứng khó nuốt ở bệnh nhân.

Ngoài ra chứng khó nuốt cũng sẽ xuất hiện sau khi bệnh nhân sử dụng một vài phương pháp để điều trị ung thư như: Phẫu thuật, xạ trị, xạ trị thì ít gặp phải hơn.

Trong quá trình điều trị ung thư thực quản sẽ có một số các tác dụng phụ dẫn đến chứng khó nuốt như:

- Xơ hóa, sẹo hoặc bị cứng ở cổ họng, thực quản và miệng bệnh nhân.

- Sau khi bệnh nhân tiến hành phương pháp xạ trị và hóa trị đôi khi sẽ bị tác dụng phụ gây ra nhiễm trùng ở thực quản hoặc miệng bệnh nhân cũng sẽ gây ra chứng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư thực quản.

- Đối với một vài trường hợp sẽ gặp phải hiện tượng sưng hoặc cổ họng và thực quản bị hẹp đi.

- Quá trình phẫu thuật cũng có thể làm thay đổi tính chất vật lý ở hàm, miệng, cổ họng và thực quản của bệnh nhân.

- Triệu chứng khô miệng hay còn gọi là Xerostomia xuất hiện sau khi bệnh nhân tiến hành điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị. Trong quá trình điều trị ung thư thực quản bệnh nhân sẽ có thể bị đau nhức hoặc sẽ bị viêm ở cổ họng, thực quản và miệng.

2. Liệu pháp điều trị chứng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư thực quản

Để khắc phục được chứng khó nuốt cho bệnh nhân ung thư thực quản cần làm giảm đi các tác dụng phụ. Đây chính là một phần rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cũng như quá trình để điều trị cho bệnh nhân. Việc này được gọi là chăm sóc hỗ trợ hay là chăm sóc giảm nhẹ.

Một lưu ý để ngăn ngừa cũng như điều trị chứng khó nuốt cho bệnh nhân ung thư thực quản đó là đừng đợi đến khi nó xuất hiện. Việc bắt đầu điều trị chứng khó nuốt trước khi nó bắt đầu trước khi điều trị ung thư thực quản sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cũng như giúp cho bệnh nhân sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Việc điều trị sẽ bao gồm:

Tuân thủ ý kiến của chuyên gia

Điều đầu tiên bạn cần làm là tham khảo ý kiến và lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ về tất cả các triệu chứng mà bệnh nhân ung thư thực quản gặp phải. Cần phải chắc chắn thông báo và đưa ra tất cả triệu chứng mới, bất thường mà bạn gặp phải cho bác sĩ.

Lúc này bệnh nhân sẽ được chuyên gia chỉ cách để có thể nuốt, tránh việc bị nghẹn và bịt miệng. Bên cạnh đó, các chuyên gia nghiên cứu bệnh học về lời nói sẽ giúp cho bệnh nhân biết cách để có thể sử dụng các cơ ở miệng và cổ họng của mình một cách hiệu quả.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Khi bệnh nhân đau lúc nuốt thức ăn hay uống nước có thể nhờ bác sĩ kê thuốc phù hợp để làm giảm cảm này. Chứng nuốt đau được biết đến với tên gọi là odynophagia.

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng ở miệng hoặc ở cổ họng dưới sự hướng dẫn và đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn được kể thêm thuốc giảm đau dưới dạng nước súc miệng trước khi cho bệnh nhân ăn.

Hỗ trợ ăn uống bằng ống

Có một cách phổ biến để hạn chế chứng khó nuốt nhưng vẫn đảm bảo cho bệnh nhân có được chế độ uống đầy đủ và đảm bảo chất dinh dưỡng để phục vụ tốt cho quá trình điều trị ung thư thực quản. Cách này chính là sử dụng ống đặt ở trong mũi hoặc trong bụng vào dạ dày của bệnh nhân.

Việc này sẽ giúp cho việc đưa thức ăn vào bên trong dạ dày để cung cấp dinh dưỡng, nước uống cho bệnh nhân được dễ dàng hơn. Nó cũng hạn chế chứng khó nuốt của ung thư thực quản.

3. Mẹo trong ăn uống cho bệnh nhân ung thư thực quản mắc chứng khó nuốt

Có một vài các phương pháp giúp cho vấn đề về nuốt của bệnh nhân ung thư thực quản sẽ tốt hơn và được cải thiện. Đầu tiên, hãy cho bệnh nhân ung thư thực quản thử sử dụng các cách ăn và các loại thực phẩm khác nhau. Từ đó tìm ra cách ăn cũng như những loại thực phẩm phù hợp nhất cho người bệnh.

Tuy nhiên, mặt dưỡng chất cho người bệnh. cần được đảm bảo tuyệt đối. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cần phải cung cấp đủ lượng calo, vitamin, protein và khoáng chất cho bệnh nhân.

Có một vài lời khuyên từ các chuyên gia mà các bạn có thể tham khảo như:

- Sử dụng các loại thức ăn mềm, mịn, dễ nuốt như các bánh pudding hoặc sữa chua... Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý hạn chế cho bệnh nhân sử dụng nhiều đồ ngọt.

- Nghiền nhỏ hoặc trộn đồ ăn. Cũng có thể làm mềm các loại thực phẩm khô bằng cách sử dụng nước sốt, bơ hoặc sữa... để trộn cùng, giảm ma sát ở cuống họng

- Sử dụng ống hút khi uống nước và ăn các loại thực phẩm mềm.

- Ăn các loại thực phẩm lạnh hoặc thực phẩm ở nhiệt độ phòng để bệnh nhân khi ăn đỡ được cảm giác đau.

- Ngồi thẳng lên khi ăn hoặc uống. Khi ăn cho bệnh nhân cắn từng miếng nhỏ và nhắc bệnh nhân nhai thật chậm và thật kỹ. 

- Chia ra thành nhiều bữa nhỏ và liên tục. Không ăn quá nhiều đồ ăn cùng lúc

- Chọn các loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt hầm,.., để cung cấp cho bệnh nhân nhiều calo và protein nếu như bệnh nhân đang giảm cân.

- Cần tránh các loại thực phẩm cứng, khô và cần phải nhai nhiều

- Sử dụng các loại thức uống dinh dưỡng để thay thế cho bữa ăn.

Hoặc bạn có thể nhờ bác sĩ giới thiệu một chuyên gia về dinh dưỡng uy tín để nhận được các lời khuyên về việc xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp. Hãy ghi nhớ rằng, tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có một sức khỏe tốt và khắc phục chứng khó nuốt ung thư thực quản hiệu quả.

Chứng khó nuốt của ung thư thực quản gây nên không ít bất tiện cho người bệnh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, khiến bệnh nhân đau đớn mà còn giảm thiểu sức khỏe, thể lực của họ. Bởi vậy, bệnh nhân cần chú ý các cách điều trị chứng khó nuốt trên để có thể nhanh chóng giảm thiểu vấn đề này.

Dịch: https://www.cancer.net/coping-with-cancer/physical-emotional-and-social-effects-cancer/managing-physical-side-effects/difficulty-swallowing-or-dysphagia

Tác giả: Lê Thọ Hưng