Cách điều trị viêm da tiết bã tận gốc an toàn, không để lại tác dụng phụ

Cách điều trị viêm da tiết bã tận gốc an toàn, không để lại tác dụng phụ
Điều trị viêm da tiết bã có thể dùng đông y hoặc tây y. Tùy với tình trạng bệnh, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Điều trị viêm da tiết bã không thể trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Khi lựa chọn phương pháp uống thuốc, không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thông thường hoặc sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm. 

Chữa viêm da tiết bã có thể dùng đông y hoặc tây y. Tùy với tình trạng bệnh, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Vậy làm thế nào để điều trị viêm da tiết bã tận gốc hiệu quả, an toàn mà không để lại tác dụng phụ? Dưới đây là những lời khuyên từ giới khoa học.

    1. Điều trị viêm da tiết bã bằng đông y

1.1. Các loại thuốc chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên

- Tác dụng kháng khuẩn, sát trùng vùng da bị thương: lá trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô.

- Tác dụng giải độc, chống tiêu viêm: bồ công anh, sinh địa, kim ngân hoa.

- Tác dụng liền sẹo: cây sơn, củ nghệ, trầu không.

Ảnh 1.

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng vùng da bị thương (Ảnh: Internet).

1.2. Các cách chữa viêm da tiết bã khác

- Kháng khuẩn, chống tiêu viêm: tinh dầu trà, dừa, hạt lanh.

- Gội đầu bằng giấm táo: Xoa giấm táo lên da đầu, massage nhẹ trong 5 phút rồi xả sạch lại bằng nước.

- Ủ tóc bằng dầu oliu: Xoa dầu oliu lên da đầu, ủ trong 1 giờ và gội lại như bình thường.

Ảnh 2.

Giấm táo - nguyên liệu cực dễ làm để chữa viêm da tiết bã vùng da đầu (Ảnh: Internet).

2. Chữa viêm da tiết bã bằng tây y

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, hiện tượng "cứt trâu" - tên dân gian của bệnh viêm da tiết bã không có gì lạ lẫm. Khi bé bị viêm da tiết bã, bố mẹ nên bình tĩnh, không nên tham khảo quá nhiều cách truyền miệng.

Loại thuốc nên dùng để chữa viêm da tiết bã tận gốc cho trẻ sơ sinh phải là loại có nồng độ thấp, dịu nhẹ với làn da bé. Chú ý massage nhẹ nhàng vùng da đầu bé từ 5-7 phút, và nên bôi 2 tiếng trước khi cho bé gội đầu.

Ảnh 3.

Khi bé bị viêm da tiết bã, nên gội đầu và massage nhẹ nhàng, không dùng phần móng tay (Ảnh: Intrernet).

Gội đầu, phải gội nhẹ nhàng để các lớp vảy được loại bỏ nhẹ nhàng, không tổn thương làn da đầu của trẻ. Nên sử dụng các loại thuốc có chứa chất pyrithione zinc hay các chất selenium sulfide và các loại dầu kháng nấm.

Đối với các vùng da khác, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua thuốc. Hydrocortisone nồng độ 1% - 2.5% cũng là một lựa chọn được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Nên bôi da 2 lần mỗi ngày nếu bé bị viêm nhiều, kiên trì trong 1 thời gian dài tùy theo tình trạng của bé sẽ khỏi.

2.2. Đối với người trưởng thành

- Với vùng da mặt:

Vùng da mặt vốn có nhiều dây thần kinh nên cần đặc biệt chú ý chữa trị. Bạn nên ưu tiên các loại xà phòng có chứa ZnP nồng độ 2% và các loại thuốc chống nấm. Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh kích ứng hoặc phản ứng với cơ địa của bạn.

Ảnh 4.

Xà phòng có chứa ZnP nồng độ 2%, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh kích ứng hoặc phản ứng với cơ địa của bạn (Ảnh: Internet).

- Với vùng da đầu:

Hoạt chất pyrithion, kẽm, magne hay olamin trong 1 số loại dầu gội chuyên biệt có thể chữa trị viêm da tiết bã một cách hiệu quả. Hãy xem xét thành phần của dầu gội kỹ càng, tham khảo tư vấn của bác sĩ và nhớ kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả rõ rệt.

Điều trị viêm da tiết bã đòi hỏi sự chính xác về chuyên môn và sự kiên trì của người bệnh. Điều trị viêm da tiết bã không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà ngay cả chính người bệnh cũng nên kiêng khem và giữ gìn làn da, phòng tránh căn bệnh tái phát. 

Tác giả: Thanh Hương