Tưa lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ em, được biết đến do nấm Candida gây ra. Trẻ dưới 10 tháng tuổi, trẻ có cơ thể yếu do sinh non, ốm bệnh là những đối tượng dễ mắc tưa lưỡi.
Thậm chí có những trường hợp mẹ bị nhiễm nấm ở âm đạo và lây sang con trong quá trình sinh nở, do đó trẻ có biểu hiện của tưa lưỡi trong những ngày đầu sau khi mới chào đời.
Mẹ bị nấm âm đạo có thể lây sang con làm con bị tưa lưỡi trong những ngày đầu sau sinh (Ảnh: Internet)
Vệ sinh không sạch các dụng cụ pha sữa, cho trẻ ăn hay không vệ sinh miệng cho bé thường xuyên cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, miệng hay các dụng cụ pha chế đều là môi trường lí tưởng cho sự phát triển của nấm.
Mỗi một nguyên nhân gây tưa lưỡi lại có một cách xử trí và điều trị khác nhau. Vì vậy, để có thể điều trị tưa lưỡi ở trẻ dứt điểm, trước hết mẹ cần xác định rõ nguyên nhân mầm bệnh của con.
Đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị tưa lưỡi ở trẻ nhanh chóng và hiệu quả (Ảnh: Internet)
Nếu trẻ bị tưa lưỡi do nấm, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp. trong một số trường hợp sẽ phải điều trị bằng kháng sinh nếu cần thiết. Nếu tưa lưỡi ở trẻ do đóng cặn sữa thì cách xử trí trong lúc này là mẹ cần vệ sinh miệng cho con sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ pha sữa đúng cách và kĩ lưỡng.
Với trẻ đang bú mẹ, vệ sinh khoang miệng một lần một tuần là đủ vì sữa khi bú sẽ chảy trực tiếp vào cổ họng, ít đọng trên bề mặt lưỡi nên khả năng bé bị tưa lưỡi do nguyên nhân này là không cao. Nếu bé có dấu hiệu tưa lưỡi, mẹ hãy nghĩ đến trường hợp con bị nhiễm nấm.
Dưới đây là các phương pháp điều trị tưa lưỡi ở trẻ mà mẹ cần biết để quá trình chăm con đơn giản hơn.
Việc đầu tiên cần làm khi điều trị tưa lưỡi ở trẻ để tránh bệnh nặng thêm là vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ pha sữa, đồ dùng ăn uống của bé. Mẹ có thể luộc chúng qua nước sôi sau mỗi lần sử dụng để sát khuẩn.
Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ uống sữa và đồ dùng cho bé (Ảnh: Internet)
Sau khi trẻ ăn, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bé là điều rất cần thiết để ngăn sữa hay thức ăn không bám lại trên bề mặt lưỡi tạo điều kiện cho nấm phát triển. Mẹ có thể cho bé uống 1-2 thìa nước đun sôi để nguội để sạch sữa ở khoang miệng, vệ sinh lưỡi cho bé bằng gạc bông sách với dung dịch nước muối loãng.
Nystatin là loại thuốc kháng sinh được dùng nhiều nhất hiện nay trong điều trị tưa lưỡi ở trẻ. Thuốc có khả năng kháng nấm, đặc biệt công hiệu với nấm Candida gây tưa lưỡi. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc cho con dùng mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ liều thuốc được kê cho con.
Thuốc kháng sinh là cách điều trị tưa lưỡi ở trẻ phổ biến nhất (Ảnh: Internet)
Vi nấm gây tưa lưỡi là loại nấm có khả năng phát triển tốt trong môi trường acid nên một trong những cách điều trị tưa lưỡi ở trẻ hiệu quả là kiềm hóa môi trường acid trong miệng bé. Thuốc Nabifar là loại thuốc được biết đến có khả năng kiềm hóa rất tốt nên thường được kê trong các đơn thuốc điều trị tưa miệng ở trẻ.
Một lưu ý là mẹ cũng không được tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ.
Trong thời kì thai sản, nếu mẹ thấy có những dấu hiệu của nấm ở âm đạo thì cần chủ động điều trị sớm trước khi sinh để ngăn chặn nguy cơ bé bị nhiễm trong cơn vượt cạn. Điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Để phòng tưa lưỡi, mẹ hãy dạy bé vệ sinh răng miệng (Ảnh: Internet)
Khi trẻ đã lớn và có thể tự trải răng, mẹ hãy hướng dẫn con cách chải răng sạch bằng loại bàn chải mềm để bé luôn giữ răng miệng vệ sinh nhất. Các loại quả tốt cho răng miệng như dâu tây, chanh cũng nên được bổ sung cho trẻ để ngăn ngừa và điều trị tưa lưỡi.