5 nguyên tắc bắt buộc phải nhớ khi điều trị hơi thở có mùi

5 nguyên tắc bắt buộc phải nhớ khi điều trị hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi là một trong những lí do khiến nhiều người tự ti trong giao tiếp. Thậm chí điều đó còn gây cản trở công việc của họ. Những cách điều trị hơi thở có mùi dưới đây sẽ giúp mọi người giải quyết vấn đề này.

Rất nhiều người áp dụng cách điều trị hơi thở có mùi bằng chỉ nha khoa và đánh răng. Tuy nhiên, những cách này không trị dứt điểm được hơi thở có mùi khó chịu mà chỉ giúp giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn. Việc có một hơi thở nặng mùi khiến nhiều người ngại giao tiếp, dần hình thành tính cách tự ti. Nguyên nhân gây bệnh là do các chất khí được tạo ra bởi vi khuẩn tích tụ trong miệng gây mùi khó chịu. Bạn nên áp dụng những cách điều trị hơi thở có mùi đơn giản sau.

1. Khám bệnh tại phòng khám nha khoa

5 nguyên tắc bắt buộc phải nhớ khi điều trị hơi thở có mùi - Ảnh 1.

Một trong những cách điều trị hơi thở có mùi là khám nha khoa tìm nguyên nhân (Nguồn: Internet)

Khi bạn áp dụng rất nhiều cách điều trị nhưng không khỏi bệnh, có thể bạn đang mắc một bệnh lý nào đó. Chính vì vậy, hãy tới gặp bác sĩ nha khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Rất nhiều người bị hôi miệng do bị sâu răng từ trước đó. Bác sĩ sẽ cho bạn đáp án chính xác về căn bệnh bạn gặp phải và đưa ra cách điều trị bệnh tốt nhất.

2. Kiểm tra mũi

Một nguyên nhân khác gây ra hơi thở hôi là do dịch tiết có mùi hôi từ mũi. Thậm chí việc nhiễm trùng xoang và vi khuẩn trong mũi cũng là lí do khiến hơi thở có mùi khó chịu. Bạn nên sử dụng nước muối ấm để nhỏ mũi, việc này sẽ giúp rửa trôi dịch bẩn trong mũi. Tuy nhiên, nếu việc nhỏ nước muối không giải quyết được vấn đề, bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

3. Sỏi amidan

Một cách điều trị hơi thở có mùi chính là tìm hiểu nguyên nhân ở amidan. Các chuyên gia cho rằng việc hình thành sỏi amidan cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng. Amidan là các mô bạch huyết ở mặt sau của cổ họng với đường nứt là nơi cho vi khuẩn phát triển. Chính vì những vi khuẩn và mảng bám tích tụ lâu ngày đã hình thành nên sỏi amidan gây ra hơi thở có mùi. Trong trường hợp amidan tích tụ quá nhiều sỏi, bạn nên cắt bỏ để đảm bảo sức khỏe.

4. Hạn chế sử dụng thực phẩm có mùi

5 nguyên tắc bắt buộc phải nhớ khi điều trị hơi thở có mùi - Ảnh 2.

Ăn nhiều tỏi và hành tây cũng là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi (Nguồn: Internet)

Việc ăn nhiều thực phẩm có mùi như tỏi và hành tây cũng làm hơi thở có mùi. Cách điều trị hơi thở có mùi hiệu quả chính là dùng nhai lá bạc hà hoặc dùng nước súc miệng để vệ sinh răng miệng sau khi ăn. 

5. Kiểm tra dạ dày

Một khi bạn đã dùng đủ cách điều trị hơi thở có mùi nhưng không hiệu quả, vấn đề có thể nằm ở dạ dày. Dạ dày gây hôi miệng do bệnh trào ngược dạ dày - thực quản làm axit trào lên cổ họng khiến hơi thở có mùi chua, mùi hôi rất khó chịu. Mùi hôi miệng cũng có thể là do bạn bị hở van dạ dày. Bạn nên đến gặp bác sĩ để khám cũng như điều trị các bệnh về dạ dày để tránh bị hơi thở có mùi.

Những cách điều trị hơi có mùi hiệu quả trên đây hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề hôi miệng triệt để. 

Triệu chứng hôi miệng là một chứng bệnh khiến hơi thở thoát ra từ miệng mang theo mùi khó chịu. Đây là một chứng bệnh về răng miệng rất phổ biến khiến người mắc cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được, nhưng rất ít người đến các cơ sở y tế để khám vì tâm lý e ngại và xấu hổ. Nguyên nhân gây hôi miệng là vệ sinh răng miệng kém. Ước tính có khoảng 100 triệu vi khuẩn sinh sống trong miệng và 15 loại trong đó được cho là có liên quan đến mùi hôi của hơi thở. Do đó, nếu bạn không loại bỏ các mảnh thức ăn thừa trong miệng sau khi ăn, sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và hình thành các hợp chất của lưu huỳnh dễ bay hơi.



Tác giả: Quỳnh Anh