Cách điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ đúng cách, bố mẹ đã biết?

Cách điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ đúng cách, bố mẹ đã biết?
Tỷ lệ bị dị ứng thức ăn ở trẻ ngày càng gia tăng, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi. Mặc dù đây không phải bệnh lý đe dọa ngay tới tính mạng nhưng nếu để biến chứng rất có thể sẽ dẫn tới tử vong. Vậy làm thế nào để điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ đúng cách?

1. Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn xảy ra cao ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Dị ứng thức ăn là sự phản ứng lại của cơ thể đối với một số "chất lạ" (hay còn gọi là dị nguyên) trong thức ăn.

Thành phần chủ đạo gây ra hiện tượng dị ứng thức ăn chính là các protein có trong thực phẩm. Những protein này không bị phân hủy bởi các men phân cắt protein như protease, cũng như không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ. Chính vì vậy, những protein này cứ thế lọt qua lớp màng nhầy của hệ tiêu hóa, xâm nhập vào tế bào ruột, thậm chí là vào máu. Sự xâm nhập toàn vẹn này chính là cơ sở gây ra sự phản ứng với "vật lạ" của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, khi các phân tử protein thực phẩm này kết hợp với các IgE trong dịch tiết và máu, chúng sẽ tiếp tục gắn với các dưỡng bào- những tế bào có nhiều điểm tiếp nhận với IgE. Chính sự kết hợp mang tính đồng loạt này đã làm vỡ một số lượng lớn những dưỡng bào, giải phóng nồng độ cao các chất trung gian hóa học, nhất là các histamin. Những chất trung gian này sẽ gây ra những biến đổi cơ thể và trở thành cơ sở của bệnh dị ứng như giãn mạch gây sung huyết, phù nề, nổi mẩn, nổi ban; co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn nôn, gây ngứa dữ dội.

2. Các triệu chứng của bệnh dị ứng ở trẻ em

Tình trạng dị ứng có thể xảy ra chỉ vài phút hoặc cũng có thể là vài giờ sau ăn. Các triệu chứng ban đầu như sưng họng, ngứa họng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa da. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể biến chứng nặng hơn với các biểu hiện như khó thở, giảm huyết áp, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Ảnh 2.

Tỷ lệ bị dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ ngày càng gia tăng (Nguồn: internet).

Không ít trường hợp, trẻ xuất hiện triệu chứng muộn (phải mất vài ngày sau khi ăn) như viêm da, viêm mũi dị ứng, hen, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung, ngủ kém,...

Tùy thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng, lượng thứ ăn trẻ tiêu thị và cơ địa của trẻ mà acsc bác sĩ sẽ biết được mức độ bệnh trẻ đang mắc phải là nặng hay nhẹ.

Những loại thức ăn thường hay gây ra dị ứng như ạc, hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa.... Ngoài ra, bố mẹ cũng nên phân biệt giữa dị ứng thức ăn với triệu chứng bất dung nạp thức ăn, một triệu chứng cũng có những biểu hiện tương tự như dị ứng thức ăn gồm buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, nổi ban đỏ trên da. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch không tham gia vào cơ chế của triệu chứng này nên không thể gọi đây là tình trạng dị ứng thức ăn. 

3. Tần suất xuất hiện dị ứng thức ăn?

Theo thống kê, thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ nhỏ có nguy cơ bị dị ứng thức ăn lên đến 40%, và tỷ lệ này sẽ giảm dần theo độ tuổi, sự thay đổi của môi trường, thói quen ăn uống và lối sống của cá nhân và cộng đồng.

4. Những trẻ nào dễ bị dị ứng?

Tỷ lệ xuất hiện dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ ngày càng tăng trên thế giới. Dựa vào các thông tin như tiền sử gia đình, các bác sĩ có thể xác định được nguy cơ xảy ra dị ứng của trẻ nhỏ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Chẳng hạn, nếu trong gia đình cả bố lẫn mẹ đều bị dị ứng thì nguy cơ mắc dị ứng của con lên tới 50% - 80%; tuy nhiên, nếu một trong hai bố mẹ mắc dị ứng thì tỷ lệ này sẽ rơi vào khoàng 20-40%. Ngay cả khi bố mẹ không bị dị ứng thì con vẫn có 5-15% nguy cơ mắc dị ứng.

Ảnh 3.

Những trẻ em có cả bố lẫn mẹ có tiền sử bị dị ứng thức ăn sẽ là những đối tượng có nguy cơ bị dị ứng cao nhất (Nguồn: internet).

5. Điều trị dị ứng thức ăn như thế nào?

Để điều trị dị ứng sẽ dựa vào nguyên tắc là tìm hiểu các dị nguyên nào là nguyên nhân gây ra dị ứng và để trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó bằng cách như thay đổi thói quen ăn uống, cẩn trọng trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.

Khi trẻ vào giai đoạn ăn dặm thì nên bắt đầu với những thực phẩm có ít nguy cơ gây dị ứng như gạo hay các loại củ. Không nên cho trẻ em ăn những thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt lợn muối,...

Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi nghi ngờ con bị dị ứng một loại thức ăn nào đó. Khi đó, các bác sĩ sẽ khám và thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiêm trên da, xét nghiệm máu. Tuy nhiên, tính chính xác của những xét nghiệm này chưa cao. Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần dựa vào những kết quả xét nghiệm để quyết định chế độ ăn cho trẻ thì không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, một số xét nghiệm cũng có độ chính xác khá cao nhưng độ ăn toàn thấp. Vì vậy, khi thực hiện những xét nghiệm này nên có sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, khi đã nhận định rõ trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì nên loại bỏ ngay chúng ra khỏi thực đơn của trẻ. Đặc biệt, không nên đựng thức ăn của trẻ trong các bát có dính thức ăn trẻ bị dị ứng.

Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không phải bệnh lý kéo dài suốt đời, vì vậy, bố mẹ không cần bắt trẻ phải kiêng một loại thực phẩm nào đó trong một thời gian dài. 

Khi dị ứng thức đã được khẳng định, việc điều trị sẽ được tiến hành ngay theo hai biện pháp chủ yếu gốm: 

5.1. Loại trừ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ

Đây là biện pháp chữa dị ứng hàng đầu hiện nay có tác dụng giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái phát của các phản ứng dị ứng. Một số thức ăn có mẫn cảm chép với các thực phẩm gây dị ứng cũng cần loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ như sữa dê với sữa bò, thịt bò với thịt cừu, các loại cá, các loại đậu. Trong trường hợp dị ứng nhẹ, việc giảm thiểu thức ăn gây dị ứng cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng dị ứng. 

Ảnh 4.

Tránh xa những thực phẩm gây dị ứng là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc phòng tránh dị ứng thức ăn (Nguồn: internet).

Đặc biệt, với những trẻ bị dị ứng sữa, các mẹ cần đọc kỹ thành phần sữa trước khi cho con sử dụng. Những bé bị dị ứng sữa bò có thể sử dụng sữa được sản xuất từ bột đậu nành để thay thế. Nếu trẻ bị dị ứng với cả sữa bò và bột đậu nành thì các bà mẹ có thể sử dụng các loại sữa bột có thành phần dinh dưỡng đã được thủy phân. 

Trong những trường hợp dị ứng xuất hiện sớm, trẻ sẽ giảm và mất dần tình trạng mẫn cảm với thức ăn sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Khi rơi vào trường hợp này, với trẻ loen, có thể thử dùng những thức ăn đã từng gây dị ứng nhưng phải thận trọng. 

Đặc biệt lưu ý với những trường hợp dị ứng xuất hiện muộn hoặc bị dị ứng một số loại thức ăn như lạc, cá, tôm thì không nên thử dùng lại những thức ăn đã từng gây dị ứng.

Việc loại trừ một số thức ăn ra khỏi bữa ăn của trẻ có thể dẫn tới sự mất cân đối trong chế độ ăn và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, để trẻ phát triển toàn diện, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn phù hợp cho trẻ

5.2. Sử dụng thuốc điều trị phù hợp với tình trạng dị ứng.

Biện pháp sử dụng thuốc chống dị ứng nhằm giảm bớt các triệu chứng dị ứng và ngăn ngừa những triệu chứng này xuất hiện ở trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc thì cần có sự cho phép và theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa Nhi, Da liễu.

Tác giả: DNA