Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorid 0,9% có tác dụng kháng khuẩn, được bán ở tất cả các hiệu thuốc. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch niêm mạc mũi, giữ ẩm và làm loãng chất nhày, giúp trẻ nhanh khỏi viêm, mũi thông thoáng dễ thở hơn.
Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà đơn giản, chi phí rẻ và có hiệu quả tức thì.
Cách làm:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng, tiệt trùng dụng cụ rửa mũi.
- Đổ nước muối sinh lý vào dụng cụ rửa mũi.
- Cho vòi xịt vào khoang mũi phải, nghiêng đầu trẻ sang bên trái. Xịt nước, sao cho nước muối trôi qua khoang mũi trái. Đổi bên. Mỗi bên làm 2 lần.
- Nhắc trẻ hỉ nhẹ mũi để tống hết dịch nhày ra ngoài. Lâu khô mũi.
Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà này cần thực hiện 2 lần/ngày để giúp trẻ giảm ngứa, nghẹt và sưng viêm mũi hiệu quả.
Lưu ý là các bài thuốc dân gian hỗ trợ dưới đây cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tránh nguy hiểm cho trẻ.
Tỏi được coi là thuốc kháng sinh tự nhiên, bởi trong tỏi có chứa nhiều n acillin, alucogen và fitonxit có tác dụng chống viêm, tiêu diệt virus. Một số cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà bằng tỏi là:
- Ép lấy nước tỏi, trộn đều với mật ong theo tỉ lệ 1:2 thành hỗn hợp hơi sệt. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp tỏi - mật ong và nhét vào mũi để chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà. Nên thực hiện 3 lần/ngày.
- Ép lấy nước tỏi, trộn đều với dầu mè theo tỉ lệ 1:1. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp tỏi - dầu mè và nhét vào mũi. Nên thực hiện 3 lần/ngày.
- Có thể bổ sung tỏi vào món ăn hàng ngày của trẻ để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, tỏi có mùi nồng, vị cay, có thể trẻ sẽ không thích, nên chỉ cần cho 1 lượng ít để trẻ làm quen dần.
Chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà bằng tỏi có hiệu quả rất tốt, nhưng nước tỏi rất nóng, dễ gây bỏng niêm mạc mũi, nên bố mẹ không nên áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Gừng có vị cay, tính ấm, có chứa các hoạt chất kháng histamin nên rất phù hợp để chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà, đặc biệt là những trẻ bị viêm mũi do dị ứng thời tiết.
Bạn có thể ngâm 1 lát gừng tươi trong nước ấm, pha cùng mật ong thành trà cho trẻ uống. Thức uống này sẽ giúp làm ấm cơ thể, trị cảm cúm, chống viêm. Với những trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ ngậm hoặc nhai 1 lát gừng nhỏ để gừng phát huy hiệu quả nhanh hơn.
Cây hoa ngũ sắc, hay còn gọi là cỏ hôi, mọc hoang rất nhiều ở nước ra. Trong lá của cây hoa ngũ sắc có chứa nhiều tinh dầu với các thành phần như demetoxygeratocromen, geratocromen, cadinen có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm. Do vậy, đây là phương pháp dân gian hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà rất được ưa chuộng.
- Hái lá cây hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng 20 phút. Vớt ra, đợi ráo nước.
- Xay nhuyễn lá và lọc lấy nước cốt, cho vào lọ nhỏ mũi sạch.
- Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước cốt trên để chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà, ngày 4 - 5 lần.
Trong lá lốt có chứa nhiều chất kháng sinh giúp giảm viêm và giảm đau nhức mũi. Xông hơi làm ấm mũi, loãng chất nhày, giúp mũi thông thoáng hơn.
Rửa sạch 1 nắm lá lốt, đung sôi với 1 - 2 lít nước. Đổ nước này ra 1 bát to. Dùng khăn bông để trùm đầu, hít hơi nước lá lốt trong khoảng 10 phút. Cách này không chỉ giúp trẻ giảm triệu chứng viêm mũi, mà còn mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Tuy nhiên cần chú ý khoảng cách khi cho trẻ xông hơi, tránh bị bỏng.
Với những trẻ lớn hơn, có thể lấy nước cốt lá lốt nhỏ mũi, hoặc vò nát lá lốt rồi nhét vào mũi, cũng cho hiệu quả hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà rất cao.