Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, không tái phát

Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, không tái phát
Viêm da tiết bã ở mặt khiến bệnh nhân mặc cảm, tự ti về ngoại hình. Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt thường tính đến phương án lâu dài để tránh làm tổn thương da, giúp da khỏe mạnh từ bên trong.

Tại vùng mặt, viêm da tiết bã thường xuất hiện ở những nơi có tuyến bã nhờn dày đặc như trán, mũi, ria mép, 2 bên má hoặc vùng cằm. Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt có đôi chút khác biệt so với các vùng khác trên cơ thể do đặc thù nhiều dây thần kinh và tuyến bã nhờn. Nếu không hiểu rõ đặc điểm này và chữa không đúng cách, bệnh có thể mãn tính, tái phát và để lại hậu quả nặng nề với diện mạo.

Viêm da tiết bã ở mặt khiến bệnh nhân mặc cảm, tự ti về ngoại hình. Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt thường tính đến phương án lâu dài để tránh làm tổn thương da, giúp da khỏe mạnh từ bên trong.

Để đưa ra cách chữa viêm da tiết bã đúng, trước hết cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh rồi từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng, ngừa bệnh tái phát.

    1. Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở mặt

Nhiễm nấm malassezia: Da vùng mặt thường đổ nhiều dầu, dầu thừa nếu không được làm sạch sẽ tích tụ trong lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm malassezia phát triển. Chúng là nguyên nhân khiến da bị kích ứng, sưng viêm.

Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, không tái phát - Ảnh 2.

Da vùng mặt thường đổ nhiều dầu, dầu thừa nếu không được làm sạch sẽ tích tụ trong lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. (Ảnh: Internet)

- Stress: Căng thẳng làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, đảo lộn hoạt động của các tuyến bã nhờn khiến chúng hoạt động mạnh hơn, dẫn đến thiếu kiểm soát.

- Rối loạn hormone: Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hormone có thể truyền từ mẹ sang thai nhi. Vì thế, nhiều trẻ ra đời đã có hiện tượng tăng tiết bã nhờn trên mặt.

- Chăm sóc da không đúng cách: Dùng sữa rửa mặt có tính tẩy rửa cao, mỹ phẩm không phù hợp hoặc không chống nắng cho da đều có thể là nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã ở mặt.

Ngoài các nguyên nhân chính trên, đặc trưng cơ địa da nhờn, yếu tố di truyền, hệ miễn dịch yếu, thiếu ngủ hoặc hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích… đều có thể là yếu tố phát bệnh viêm da tiết bã.

2. Dấu hiệu viêm da tiết bã ở mặt

Với trẻ em, da bé xuất hiện các mảng tróc và vảy dày vàng dính trên mặt, đặc biệt là vùng tai, 2 bên lông mày, má và mũi. Da bé trở nên khô hoặc nhờn dính, ửng đỏ.

Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, không tái phát - Ảnh 3.

Những mảng vảy da bong tróc gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh (Ảnh: Viện Y học Ứng dụng).

Với người lớn, viêm da tiết bã ở mặt khiến da nhạy cảm, khô và có màu đỏ ửng. Dần dần, vảy da bị bong, đóng viền màu xám trắng ở những nếp da bị gấp lại, nhất là vùng cằm, 2 bên cánh mũi và má, trán. Bệnh nhân có thể bị ngứa nhẹ hoặc rất ngứa, nếu bệnh phát ở vùng ria mép hoặc lông mày thì vảy da nhỏ tróc ra, nhìn rất giống gàu.

3. Phương pháp dân gian chữa viêm da tiết bã ở mặt

3.1. Chườm nóng

Cách chữa viêm da tiết bã bằng chườm nóng rất đơn giản, chỉ cần 1 chiếc khăn ấm ấp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp xoa dịu cơn ngứa, làm mềm các vảy da trên mặt.

3.2. Đắp mặt bằng nha đam

Nha đam có tác dụng dưỡng da rất tốt, bạn chỉ cần lấy thìa cạo nhẹ gel trong của nha đam ra bát sạch. Sau đó thoa nhẹ lên vết thương, thực hiện từ 3-4 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

3.3. Bổ sung probiotic

Probiotic có thể giảm tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể và cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy không thể chữa dứt điểm viêm da tiết bã ở mặt ngay lập tức nhưng lợi khuẩn này giúp cơ thể bên trong khỏe mạnh hơn.

3.4. Sử dụng các loại tinh dầu

Các loại tinh dầu như trà, ô liu, dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, làm mềm vảy da, góp phần phục hồi vùng da bị tổn thương. Bệnh nhân có thể thoa dầu dừa, dầu ô liu để làm dịu da, pha loãng tinh dầu trà xanh với nước để thoa lên mặt mỗi ngày 1 lần.

3.5. Dùng tỏi

Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, không tái phát - Ảnh 4.

Tỏi là chất kháng sinh tự nhiên rất tốt (Ảnh: Internet).

Dùng 3 tép tỏi giã lấy nước cốt, hòa với nước theo tỷ lệ 1:1. Tiếp tục lấy bông thấm dung dịch này bôi lên mặt, để khô tự nhiên trong 15 phút và rửa sạch bằng nước. Thực hiện hằng ngày để thấy hiệu quả từ từ. Tỏi có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn tự nhiên, rất thích hợp điều trị bệnh viêm da tiết bã ở mặt.

3.6. Dùng chanh

Lấy 2 thìa nước chanh tươi hòa với 1 thìa nước và thoa nhẹ nhàng lên mặt. Để khô tự nhiên trong 15 phút và rửa lại như bình thường. Chanh có tính axit giúp cân bằng độ pH của da nhưng không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên áp dụng 2 lần 1 tuần để tránh bào mòn da.

3.7. Dùng hoa cúc

Hoa cúc tươi đem sấy khô, pha với nước sôi, chờ 15-20 phút để tinh chất hoa cúc phai ra nước. Chờ cho nguội bớt rồi người bệnh dùng nước này rửa mặt, mát xa nhẹ nhàng trong 15 phút, để khô tự nhiên rồi tráng lại bằng nước thường.

Hoa cúc được coi như chất sát trùng tự nhiên, tiêu độc, nhuận gan, xoa dịu hệ thần kinh. Bởi vậy hoa cúc là nguyên liệu tuyệt vời để chữa viêm da tiết bã vùng mặt. Nếu có tiền sử dị ứng với các thành phần thiên nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, không tái phát - Ảnh 5.

Hoa cúc sấy khô (Ảnh: Internet).

4. Phương pháp Tây y chữa viêm da tiết bã vùng mặt

Bệnh nhân không nên tự ý dùng các loại thuốc tây mà không có chỉ định của bác sĩ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ hoặc sự cố không mong muốn khi điều trị dứt điểm viêm da tiết bã.

4.1. Thuốc kháng nấm

Loại thuốc dùng phổ biến nhất để kháng nấm là Ketoconazol, Bifonazo hay Terbinafine, thoa lên da ngày 1-2 lần, kéo dài trong khoảng 14 ngày.

Những loại trên có thể gây dị ứng hoặc tổn thương gan, bệnh nhân cần chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể để có phương án ứng phó ngay lập tức.

4.2. Thuốc giảm viêm

Những thuốc như Fluocinolone, Desonide có thể được kê trong đơn thuốc nhưng nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây mỏng da. Bệnh nhân không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng khi chưa được bác sĩ hướng dẫn kỹ càng.

4.3. Thuốc kháng khuẩn trị viêm da tiết bã

Bệnh nhân có thể dùng các loại kem chứa thành phần metronidazol như MetroLotion hay Metrogel. Tuy vậy, những thành phần này chỉ áp dụng với bệnh nhân viêm da tiết bã có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, thích hợp với sản phẩm điều chế dưới dạng kem bôi tại chỗ. Bệnh nhân phải dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng để tránh gây tổn thương cho da.

Cách chữa viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả, không tái phát - Ảnh 6.

1 sản phẩm thông dụng để giảm ngứa, chuyên đành dể bôi ngoài (Ảnh: Internet).

4.4. Thuốc giảm ngứa

Hydrocortisone, calamine, thuốc kháng histamin là các sản phẩm giúp bệnh nhân giảm cơn ngứa, tránh gãi gây xước da và nhiễm trùng da.

4.5. Thuốc điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn

Thuốc giúp ức chế hoạt động của tuyến bã, hạn chế tiết dầu thừa và cần được duy trì trong thời gian dài để có kết quả rõ rệt. Loại thông dụng nhất là Isotretinoin, thường được bác sĩ kê kèm theo thuốc bổ như vitamin B3, B6, H hoặc kẽm để cải thiện khả năng miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da ở vùng bị tổn thương.

Trong thời kỳ điều trị viêm da tiết bã nhờn vùng mặt, người bệnh cần nhớ chăm sóc và dưỡng ẩm cho da đúng cách:

- Không cậy vảy da bằng tay, nên xông hơi để vảy bong mềm và lau mặt bằng khăn ẩm để tránh làm tổn thương da.

- Cạo râu hoặc ria mép nếu bạn bị đổ dầu nhiều ở vùng này

- Tránh đội mũ quá nhiều, nhất là trong thời kỳ nắng nóng để bớt đổ mồ hôi, dầu làm bí da.

- Thoa kem dưỡng ẩm sáng tối, nên sử dụng sản phẩm không chứa dầu để tránh làm tắc lỗ chân lông.

- Không sử dụng sản phẩm có cồn để thoa lên mặt, tránh làm da bị kích ứng và khiến tình trạng viêm nặng nề hơn.

Tác giả: Thanh Hương