Cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà hiệu quả ngay tức thì

Cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà hiệu quả ngay tức thì
Ho lâu ngày ở trẻ là tình trạng sức khỏe khá phổ biến và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Gợi ý cho mẹ một vài cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em đơn giản tại nhà dưới đây.

Trên thực tế, có rất nhiều trẻ bị ho kéo dài, thậm chí là trên 1 tháng. Vậy có những cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em nào và cần lưu ý gì để hạn chế tình trạng này?

1. Nguyên nhân dẫn tới ho lâu ngày ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho lâu ngày ở trẻ em. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này:

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ. Theo đó, nhiễm trùng đường hô hấp trên xuất hiện do những yếu tố như nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ... Thông thường, trẻ bị ho kéo dài trên 1 tuần. Ngoài triệu chứng ho, trẻ còn có thể bị sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi...

Bật mí những cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà hiệu quả ngay tức thì - Ảnh 1.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến gây ho lâu ngày ở trẻ em - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Chuyên gia chỉ cách dự phòng và kiểm soát hen phế quản hiệu quả

Phụ huynh đã biết những cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi này chưa?

- Hen phế quản: Hen phế quản là một trong những nguyên nhân gây ho lâu ngày ở trẻ em. Những trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài do hen phế quản. Khi bị ho kéo dài do hen phế quản, trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. 

- Chảy dịch mũi sau: Chảy dịch mũi sau là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Theo đó, khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức gây ra chảy dịch mũi sau, chất nhờn này sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho kéo dài ở trẻ em. Khi bị ho kéo dài do chảy dịch mũi sau, trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt...

- Ho gà: Ho gà có thể gây ho kéo dài từ 15- 20 ngày, kèm theo các dấu hiệu sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim...

- Trào ngược dạ dày - thực quản: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Các bác sĩ cho biết tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm Trẻ thường bị trào ngược dạ dày - thực quản sau ăn khoảng 30 - 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

- Viêm phổi: Bệnh lý viêm phổi cũng khiến trẻ bị ho lâu ngày. Thông thường, các triệu chứng kèm theo là sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở...

- Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ em trên, tình trạng này còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như có dị vật đường thở, lạm dụng thuốc xịt mũi, không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt...

2. Những cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà

2.1. Trị ho lâu ngày bằng gừng tươi

Gừng không những là gia vị mà là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Các nghiên cứu cho thấy trong gừng tươi có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp loại bỏ dị vật ở cổ họng, làm sạch hô hấp. Không những vậy, gừng còn có tác dụng xoa dịu niêm mạc vòng họng và làm loãng đờm, ngăn ngừa tình trạng gây ho khan. Bên cạnh đó, dược chất gingerol có trong thành phần của gừng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, chống sưng thanh quản hiệu quả.

Cách trị ho lâu ngày cho trẻ em bằng gừng được thực hiện như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gửng tươi, 20g đường phèn.

- Tiến hành: dùng 1 củ gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Cho lát gừng vào chén rồi cho đường phèn và đem đi chưng trong khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp. 

- Để gừng nguội thì cho trẻ ngậm rồi nhai nuốt. Ngậm nhiều lần trong ngày để xoa dịu cổ họng và cải thiện chứng ho lâu ngày hiệu quả. 

Bật mí những cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà hiệu quả ngay tức thì - Ảnh 2.

Gừng tươi cùng với ít đường phèn chữa chứng ho lâu ngày hiệu quả - Ảnh Internet.

2.2. Cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em bằng củ cải trắng

Theo Đông y, củ cải trắng là dược liệu có tính mát, vị ngọt thanh có tác dụng làm mát cổ họng, giải nhiệt cơ thể và chữa bệnh ho lâu ngày không khỏi.

Để chữa ho lâu ngày không khỏi bằng củ cải trắng, mẹ chỉ cần nấu nước củ cải trắng để uống trong ngày và uống liên tục trong khoảng 1 tuần là triệu chứng ho sẽ giảm dần. Với những trẻ đã lớn, cha mẹ có thể rửa sạch củ cải trắng và cắt thành từng khúc cho trẻ ăn sống 2 - 3 lần mỗi ngày.

2.3. Chữa ho khan lâu ngày bằng chuối và đường phèn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả chuối chứa nhiều khoáng chất và các loại axit amin và vitamin. Chuối không những là loại trái cây ăn thường ngày mà còn là bài thuốc dân gian chữa ho lâu ngày hiệu quả. 

Để chữa ho lâu ngày cho trẻ em bằng chuối và đường phèn, cha mẹ cần tiến hành theo các bước sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: 2 quả chuối chín vừa, 30g đường phèn.

- Thực hiện: Chuối bóc vỏ, cắt thành từng khúc và cho vào bát. Cho đường phèn vào và hầm trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. 

- Cuối cùng, chỉ cần đợi hỗn hợp nguội và ăn, mỗi ngày 1 lần và ăn liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ giúp chữa ho khan lâu ngày hiệu quả.

2.4. Cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em bằng trứng gà

Trứng gà không những là món ăn yêu thích của nhiều trẻ mà còn là vị thuốc trị ho được nhiều người áp dụng. 

Theo đó, khi bị ho lâu ngày, chỉ cần chuẩn bị 1 quả trứng gà, 1 củ gừng tươi và 20g đường phèn. Sau đó, đập trứng gà ra bát và khuấy đều, cho đường và gừng tươi cùng 100ml nước sôi vào. Dùng muỗng khuấy đều để tan đường và uống trong ngày, lưu ý nên uống liên tục 2 – 3 ngày sẽ giảm ho nhanh chóng.

2.5. Trị ho lâu ngày cho trẻ bằng mật ong

Trong thành phần của mật ong có những hợp chất antioxidant cùng với các acit min có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh và làm lành các tổn thương ở niêm mạc vòm họng, hạn chế kích ứng gây ho, giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt có hiệu quả đối với việc điều trị ho lâu ngày ở trẻ em.

Cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em bằng mật ong được tiến hành như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: 50ml mật ong, 5 tép tỏi, 3 quả quất.

- Thực hiện: 

+ Cách 1: Tỏi bóc vỏ, cắt nhỏ rồi cho vào bát, sau đó trộn đều với mật ong và đem chưng cách thủy. Dùng hỗn hợp này để ăn 1 lần mỗi ngày trong khoảng một tuần là cải thiện triệu chứng ho hiệu quả.

+ Cách 2: Quất rửa sạch, cắt nhỏ và loại bỏ hạt. Sau đó, cho mật ong vào và hấp cách thủy trong khoảng 10 phút. Cho trẻ ăn ăn mỗi ngày và áp dụng một tuần.

Tuy nhiên, cần lưu ý, với những trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng bài thuốc này. 

Bật mí những cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà hiệu quả ngay tức thì - Ảnh 3.

Mật ong và quất giúp chữa ho lâu ngày cho trẻ rất tốt - Ảnh Internet.

2.6. Chữa ho lâu ngày không khỏi bằng quả kha tử

Quả kha tử là loại dược liệu có tác dụng chữa ho lâu ngày có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Để chữa ho bằng quả kha tử cho trẻ, phụ huynh cần chuẩn bị 8g hạt kha tử; 10g cát cánh; 6g cam thảo. Sau đó, rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào ấm đun cùng với 500ml nước. Tiếp theo, đun thuốc trên lửa nhỏ trong 20 phút thì tắt bếp. Cuối cùng, chỉ cần gạn bỏ cặn để lấy nước thuốc để uống 3 lần mỗi ngày trong khoảng 3 - 5 ngày để cải thiện chứng ho lâu ngày.  

2.7. Cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em bằng lá húng tây

Sử dụng lá húng tây để chữa ho lâu ngày cho trẻ là phương pháp phổ biến. Húng tây không những là nguyên liệu trong các món ăn mà còn là bài thuố chữa viêm phế quản, trị ho và làm dịu viêm họng rất hiệu quả.

Cách thực hiện bài thuốc dùng lá húng tây trị ho kéo dài như sau:

- Dùng khoảng 4 – 5 lá húng tây đem rửa sạch và cho vào cốc nước để hãm trà trong vòng 10 phút. Để trẻ dễ uống hơn, cha mẹ có thể thêm ít đường phèn để cải thiện chứng ho lâu ngày hiệu quả.

3. Những lưu ý khi chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà

Bên cạnh việc dùng các bài thuốc trên, để chữa ho lâu ngày cho trẻ hiệu quả, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cho trẻ uống nhiều nước để giảm ho, dịu họng, loãng đờm.

- Vệ sinh mũi họng của trẻ hàng ngày.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học: Bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B... giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng cho trẻ.

- Khi trẻ có dấu hiệu ho một tuần không khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám vì ho kéo dài ở trẻ em có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau.

Trên đây là tổng hợp những cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Để cải thiện chứng ho lâu ngày không khỏi ở trẻ, cha mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Ngoài ra, khi dùng các bài thuốc mà trẻ không đỡ ho, cha mẹ cần đưa bé đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm.


Tác giả: Ngọc Điệp