Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp an toàn, hiệu quả

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp an toàn, hiệu quả
Với mẹ bầu kể cả cúm nhẹ cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Có thể áp dụng những cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng thuốc hoặc các biện pháp tự nhiên nhằm giảm những triệu chứng khó chịu.

Có rất nhiều cách chữa cảm cúm cho bà bầu, tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc bởi đây là nhóm đối tượng nhạy cảm. So với người bình thường, khả năng bị cảm cúm của phụ nữ mang thai xảy ra cao hơn. Nguyên nhân bởi trong thời kỳ có thai, sức đề kháng kém hơn, dễ nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh. Vì thế việc nắm chắc kiến thức về các cách chữa cảm cúm cho bà bầu là điều cần thiết. 

1. Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là căn bệnh gây ra bởi virus và rất dễ lây lan qua giọt bắn của người bệnh, hành động gián tiếp đưa tay lên mắt mũi hay qua đường hô hấp. Với mẹ bầu, khi mắc bệnh, thời gian hồi phục cũng kéo dài lâu hơn từ 4 ngày trở lên. Nếu bệnh phát triển nặng thì có thể xảy ra tình trạng viêm phổi. Đặc biệt, với những mẹ bầu có bệnh về hô hấp, tim mạch, miễn dịch suy giảm càng cần phải đề phòng.

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bạn nên biết - Ảnh 1.

Nên cẩn trọng cảm cúm ở bà bầu (Nguồn: Internet)

Đọc thêm: 

Một số mẹo vặt phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu 

Bị cảm cúm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

2. Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến mẹ bầu dễ bị cảm cúm là:

- Nguyên nhân chủ quan

Nội tiết tố bắt đầu thay đổi dẫn đến sức đề kháng giảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây bệnh dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, cảm lạnh, cảm cúm xuất hiện ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, thời điểm này cũng là lúc em bé hình thành dần các bộ phận trong cơ thể nên cơ thể mẹ cũng dễ nhạy cảm hơn. 

- Nguyên nhân khách quan

Những yếu tố bên ngoài như thời tiết thất thường, môi trường ở thay đổi cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu chưa thích nghi dẫn đến cảm cúm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, nếu bạn tiếp xúc với người bị cúm thì có khả năng cao bị lây nhiễm chéo trong không khí hay thông qua đờm, nước bọt. Với người khỏe mạnh, sức đề kháng hoàn toàn có khả năng phòng tránh nhưng với phụ nữ mang thai cơ thể yếu nên có thể bị lây bệnh. 

3. Biểu hiện

Một trong những biểu hiện phổ biến nhất ở mẹ bầu là đau họng diễn ra từ 1 - 2 ngày kèm theo đau đầu, hắt hơi, đau họng, ngạt mũi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như ớn lạnh, sốt nhẹ và cảm thấy cơ thể đau nhức. Điều này có thể kéo dài đến 1 - 2 tuần khiến tinh thần mẹ bầu sa sút, mệt mỏi. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để kịp thời điều trị. 

4. Ảnh hưởng của cảm cúm với mẹ bầu và thai

Bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau, trong đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ bầu và thai nhi như là: 

- Thai nhi bị dị tật: Khi thai phụ cúm thì khả năng cao em bé có thể mắc phải các dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh hay sinh sớm, nhẹ cân. Nguy cơ này còn cao hơn khi mẹ bị cảm cúm trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ.

- Nguy cơ bị bệnh tự kỷ: Một nghiên cứu đã nhận định rằng khả năng trẻ bị tự kỷ tăng lên tới lên tới 34% nếu người mẹ bị cảm cúm 3 tháng đầu và 40% khi ở 3 tháng thứ hai. 

- Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng: Mức độ phơi nhiễm virus và vi khuẩn ở mẹ bầu sẽ tác động đến môi trường trong cơ thể thai phụ. Vì thế khi ra đời trẻ có thể bị dị ứng, hen suyễn.  

- Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non: Ảnh hưởng của virus và tình trạng sốt cao có thể khiến mẹ bầu bị kích thích tử cung co bóp dẫn tới nguy cơ cao bị sinh non, nặng hơn là sảy thai, thai chết lưu. 

5. Cách cách chữa cảm cúm cho bà bầu

- Cách chữa cảm cúm cho bà bầu tại nhà

Một trong những cách chữa bệnh cảm cúm cho bà bầu là có chế độ nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc nặng, ngủ đủ giấc. 

Thay vì uống các loại nước ngọt, giải khát thì bạn nên bổ sung bằng cách uống nhiều nước lọc để cổ họng được dịu. Bên cạnh đó uống nước bổ sung điện giải cũng là cách tốt để bù lại lượng nước đã mất. 

Khi bị ho, đau họng hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý loãng.

Để nâng cao sức đề kháng bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin C (chanh, cam, ớt chuông đỏ, dưa lưới vàng, dâu tây…) và kẽm (thịt bò, các loại hạt, trứng, ngũ cốc, cây họ đậu…)

Khi các biểu hiện trở nên nặng hơn hãy áp dụng những cách sau tại nhà: 

+ Để chất nhầy mũi lỏng và làm dịu triệu chứng hãy nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và thuốc xịt

+ Những cách như tắm nước nóng, xông hơi… cũng là cách hiệu quả để mũi thông thoáng, hít thở dễ chịu hơn. 

+ Bạn có thể bổ sung món súp gà nóng vào chế độ ăn hàng ngày. Món ăn được biết tới với tác dụng giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi. 

+ Để giảm triệu chứng đau họng bạn hãy pha mật ong chanh uống hoặc trà không cafein ấm. 

+ Để giảm các cơn đau xoang hãy dùng túi chườm nóng hoặc lạnh.

Bên cạnh đó, để hạ nhiệt độ cơ thể bạn có thể áp dụng thêm các cách:

+ Uống thuốc hạ sốt như Acetaminophen - Tylenol là loại thuốc an toàn. 

+ Không tắm nước lạnh mà nên chuyển sang nước ấm

+ Bổ sung các loại đồ uống có tính mát, tránh uống nước đá lạnh

+ Môi trường sạch sẽ sẽ giúp phòng tránh, hạn chế vi khuẩn nên bạn hãy thường xuyên vệ sinh không gian, thay quần áo thường xuyên. 

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bạn nên biết - Ảnh 2.

Pha nước chanh mật ong ấm để làm dịu cơn đau họng (Nguồn: Internet)

- Cách chữa cảm cúm cho bà bầu tại bệnh viện

Trong những cách chữa cảm cúm cho người mang thai là bác sĩ sẽ chỉ định bạn uống thuốc đúng liều để không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Khi có các triệu chứng bạn nên điều trị sớm để không để lại các biến chứng. Những loại thuốc phổ biến là: 

+ Thuốc chống siêu virus: Với phụ nữ mang thai, bác sĩ thường kê Tamiflu và các thuốc chống siêu vi khác. Thuốc sẽ bắt đầu phát huy hiệu quả tốt nhất sau khi bạn bị mắc bệnh cảm cúm 2 ngày.

+ Acetaminophen: Thuốc có thành phần Acetaminophen như Tylenol sẽ giúp điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh như đau đầu, sốt, đau nhức. 

+ Thuốc chữa ho: Trước khi mua thuốc chữ ho như thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) và thuốc giảm đau (Mucinex) thì đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ.  

+ Thuốc xịt mũi: Để giảm tình trạng ngạt mũi thì một trong những cách chữa cảm cúm cho bà bầu 6 tháng là sử dụng thuốc xịt có thành phần steroid. Đồng thời loại thuốc này cũng giúp rửa sạch, làm thông thoáng mũi. 

+ Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin là hai loại thuốc được nhiều bác sĩ khuyên dùng từ 3 tháng sau thai kỳ trở lên. 

5. Phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Tiêm vacxin cảm cúm trước khi mang thai

Vacxin không giúp điều trị bệnh mà sẽ mang tới tác dụng phòng tránh thai phụ mắc cảm lạnh. Hãy tiêm theo lịch định kỳ trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả 2 mẹ con. 

Sử dụng dầu tràm

Dầu tràm có chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn với cả phụ nữ mang thai nên bạn có thể sử dụng để điều trị cảm lạnh. Bạn có thể sử dụng bằng cách hàng ngày trước khi đi ngủ bôi dầu tràm dưới gót chân hoặc thỉnh thoảng pha cùng nước ấm để tắm.  

Dùng lá hương nhu 

Từ lâu nước lá hương nhu kết hợp cùng gừng đã là bài thuốc được rất nhiều thai phụ sử dụng để tắm trị cảm. Thêm vào đó, tinh chất từ hai nguyên liệu này cũng giúp mẹ bầu thư giãn đầu óc, giảm stress hiệu quả. 

Súc miệng với nước muối       

Để sát khuẩn họng cũng như làm dịu các cơn đau họng thì bạn có thể súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày. Bạn có thể tự pha tại nhà bằng muối tinh hay mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc để sử dụng.

Mang áo mưa hoặc mỗi khi đi ra ngoài  

Bạn nên chuẩn bị sẵn ô hay áo mưa trong cốp xe đề phòng trời mưa, đặc biệt vào mùa mưa hay thời tiết thất thường. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm lạnh là do nước mưa ngấm vào người. 

Ăn một quả chuối hàng ngày

Mỗi ngày bạn nên có thói quen ăn 1 quả chuối. Chuối được biết đến với khả năng cung cấp năng lượng mạnh mẽ nhờ vào thành phần chứa nhiều khoáng chất. 

6. Bà bầu nên ăn gì và uống gì khi bị cảm cúm?

Thực phẩm nên ăn

- Cháo trứng, hành và tía tô

Trứng cung cấp nhiều đạm và dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho thai phụ còn hành có tính bình, vị cay sẽ giúp làm ấm người, giải cảm… Và cuối cùng là lá tía tô với khả năng giảm các biểu hiện đau họng, buồn nôn. Sự kết hợp ba thành phần này nấu cùng cháo vừa là món ăn ngon đồng thời giúp giải cảm hiệu quả. 

- Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C  

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp sức đề kháng được cải thiện, ngăn chặn virus tấn công, đồng thời giúp làn da bạn bóng khỏe. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm như cam, dâu tây, dưa lưới, ớt chuông, khoai tây, đu đủ… 

- Tỏi

Tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh giúp phòng tránh các vi khuẩn, viêm nhiễm. Nếu ăn tỏi sống bị hăng thì bạn có thể chế biến trong các món ăn như rau xào tỏi, tôm bơ tỏi… Bên cạnh đó, để không bị mùi sau khi ăn thì bạn có thể ăn hoa quả để cung cấp dinh dưỡng đồng thời giúp tiêu hóa dễ hơn. 

- Cháo/súp gà

Cháo hay súp gà cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin và có thể làm các biểu hiện của bệnh cảm cúm giảm. Khi chế biến, bạn có thể cho thêm tỏi, hành, gừng… để giúp tăng tính sát khuẩn, giải cảm. 

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bạn nên biết - Ảnh 3.

Ngoài áp dụng các cách chữa cảm cúm cho bà bầu thì chế độ ăn cũng rất quan trọng (Nguồn: Internet)

Các loại đồ uống tốt

- Nước ấm

Thay vì uống nước lạnh, bạn hãy uống nước lọc ấm để giảm bớt các cơn đau họng, tình trạng nghẹt mũi và phòng tránh cơ thể mất nước. 

- Trà gừng tươi

Cũng như hành tỏi, gừng cũng giúp làm ấm cơ thể, tiêu diệt virus. Bạn có thể chế biến gừng thành nguyên liệu trong các món ăn hàng ngày hoặc pha nước gừng mật ong chanh ấm. 

- Giấm táo

Và cuối cùng là thành phần dấm táo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch cơ quan nội tạng. Hàng ngày, bạn có thể pha một thìa để súc miệng hoặc cho vào nước ấm để uống trực tiếp đến khi giảm triệu chứng. Tuy nhiên với những ai gặp tình trạng ợ nóng thì không nên sử dụng. 

Không nên

Khi bị cảm, tuyệt đối bạn không nên ăn các thực phẩm để lạnh, uống nước đá. Ngoài ra, để sức khỏe tốt bạn cũng nên tránh ăn đồ dầu mỡ, chiên rán, đồ nhiều gia vị hay đồ tanh. 

Trên đây là những cách chữa cảm cúm cho bà bầu cùng với những thông tin khác cần lưu ý. Khi bị cảm lạnh, bạn tuyệt đối không nên chủ quan hay tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.


Tác giả: Trang Lê