Mặc dù đa phần các vấn đề gây đau nhức toàn thân có thể là vô hại nhưng nếu hiểu rõ được nguyên nhân gây đau nhức toàn thân rõ hơn bạn sẽ biết được khi nào cần phải tới gặp bác sĩ.
Đau nhức cơ thể có thể khác nhau về cường độ cũng như tần suất cơn đau. Có người sẽ mô tả chúng với những cơn đau âm ỉ nhưng có người lại gặp cơn đau buốt, nhức hoặc nhói thành từng cơn vô vùng khó chịu.
Nếu như đau nhức toàn thân là do một tình trạng bệnh lý gây ra thì bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác. Nhận biết được các biểu hiện này sẽ giúp bạn quyết định xem đã tới thời điểm cần gặp bác sĩ chưa.
Một số triệu chứng phổ biến xảy ra cùng lúc với đau nhức toàn thân là:
- Cơn đau xảy ra ở một vị trí cụ thể chẳng hạn như cổ, vai gáy, lưng, bắp tay, bắp chân, đùi, hông,...
- Toàn thân cảm thấy mất sức, mệt mỏi và yếu hơn
- Đau ngực, khó thở
- Chán ăn
- Sự thay đổi thân nhiệt
- Rùng mình
- Các biểu hiện giống như cảm lạnh hoặc cúm.
Tình trạng đau nhức toàn thân có thể xảy ra khi vận động quá mức hoặc gặp phải một số chấn thương hay các vấn đề bệnh lý liên quan tới vùng cơ - xương - khớp khắp cơ thể. Một số nguyên nhân gây đau nhức toàn thân phổ biến bao gồm:
Hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia syndrome FMS) được hiểu là tình trạng đau mạn tính diễn ra trong cơ, dây chằng, gân và những tổ chức phần mềm của cơ thể.
Khi bị đau cơ xơ hóa, người bệnh sẽ bị đau, mệt mỏi, cứng cơ nhưng lại không có tổn thương thực thể tại các vùng xương khớp này.
Đau cơ xơ hóa có thể là kết quả của việc hệ thần kinh trung ương xử lý các tín hiệu về cơn đau từ cơ xương truyền tới.
Cảm cúm, cảm lạnh thông thường hay các bệnh nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn gây ra có thể khiến bạn bị đau nhức toàn thân. Do nhiễm trùng gây viêm khiến các cơ trong cơ thể bạn dễ bị căng cứng và đau nhức hơn bình thường.
Khi nhiễm trùng xảy ra, hệ miễn dịch của bạn sẽ gửi những tế bào bạch cầu tới vị trí đó để chống lại sự nhiễm trùng.
Đọc thêm: Tại sao bị cảm cúm lại đau nhức cơ thể? Làm cách nào để giảm bớt
Một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có đau nhức toàn thân. Các loại thuốc có thể kể đến như thuốc huyết áp, thuốc trị mỡ máu statin,... khiến cơ thể dễ cảm thấy đau, cứng và nhức mỏi.
Người đang cai nghiện thuốc lá, các thức uống caffein,... cũng có thể gặp phải những triệu chứng tương tự.
Khi cơ thể bị tích nước, chất lỏng có thể dẫn tới tình trạng sưng, viêm và gây ra đau nhức toàn thân. Một số trường hợp cũng có thể gặp các cơn đau nhói, đau cục bộ hay bị chuột rút.
Các nguyên nhân có thể khiến cơ thể bị tích nữa bao gồm:
- Suy giảm chức năng tuyến giám
- Suy tim xung huyết
- Xơ gan
- Bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng
- Các bệnh thận mãn tính, thận hư
- Suy tĩnh mạch
- Hệ thống hạch bạch huyết đang có vấn đề.
Mỗi một tình trạng này đều cần một phương pháp điều trị cụ thể khác nhau và bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm cho bạn các phương pháp khắc phục tình trạng cơ thể bị tích nước tại nhà tùy theo mức độ của bạn.
Hạ kali máu được hiểu là một người có lượng kali trong máu thấp hơn so với người bình thường.
Khi nồng độ kali trong máu thấp sẽ ảnh hưởng tới tác động của các dây thần kinh và cơ dẫn tới đau nhức cơ thể, suy nhược, mệt mỏi và chuột rút.
Stress có thể gây ra sự co cứng ở các cơ và suy yếu hệ miễn dịch dẫn tới đau nhức toàn thân.
Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp bạn duy trì quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế mất nước đôi khi cũng khiến toàn thân cảm thấy đau nhức và mệt mỏi.
Các nhà khoa học cho rằng có một mối quan hệ qua lại giữa việc mất ngủ và cơn đau nhức toàn thân. Những người gặp tình trạng đau nhức mãn tính thường khó ngủ hơn và người hay bị mất ngủ có nguy cơ gặp phải các cơn đau nhức nặng hơn (1).
Theo thời gian thì việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng kiệt sức hơn từ đó làm cơ thể cảm thấy đau nhức, uể oải và nặng nề.
Thiếu ngủ cũng khiến quá trình hồi phục và sửa chữa các tế bào tổn thương trong ngày gặp khó khăn. Khi cơ thể không có thời gian "chữa lành" thì bạn có thể bị đau nhức toàn thân thường xuyên hơn.
Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng tại phổi có thể rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm phổi khiến cơ thể không nhận đủ oxy. Lúc này các tế bào hồng cầu, các mô trong cơ thể không có đủ khả năng để duy trì hoạt động diễn ra bình thường và gây ra các cơn đau nhức.
Tương tự như việc ngủ không đủ giâc thì một người bị CFS sẽ dễ bị đau nhức cơ thể, mất ngủ và kiệt sức hơn.
Viêm khớp xảy ra khi khớp của một người bị viêm, là kết quả của quá trình lão hóa hay bào mòn hoặc cũng có thể là kết quả của các bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh lót ở các khớp.
Trong đó đau nhức là triệu chứng phổ biến của viêm khớp.
Đọc thêm: Bị đau vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng tiêm vắc-xin COVID-19 được không?
Các rối loạn tự miễn khác nhau có thể gây ra đau nhức toàn thân. Chẳng hạn như lupus, viêm cơ, bệnh đa xơ cứng,...
Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức toàn thân của bạn mà bác sĩ sẽ có các chỉ định về cách chữa bệnh đau nhức toàn thân phù hợp. Nếu ở nhà, bạn có thể thử một số biện pháp sau để giảm nhẹ cơn đau:
- Nghỉ ngơi
Điều này cho phép cơ thể có thời gian sửa chữa và phục hồi các tế bào đã bị tổn thương.
- Uống đủ nước
Nếu cơn đau nhức do mất nước gây ra thì uống đủ nước sẽ giúp giảm đau.
- Tắm nước ấm
Hơi nóng từ nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và giảm căng thẳng cho bạn.
- Dùng thuốc không kê đơn
Các loại thuốc kháng viêm NSAID có thể hỗ trợ giảm đau và viêm. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào nếu không muốn gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Điều chỉnh thân nhiệt
Điều này bao gồm việc hạ sốt như thế nào, giữ ấm cơ thể hoặc làm mát để làm dịu các cơn co cứng cơ.
Một người bị đau nhức toàn thân nên tới gặp bác sĩ khi mà:
- Cơn đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm với các biện pháp khắc phục tại nhà
- Đau nhức dữ dội không rõ nguyên nhân
- Đau nhức kèm phát ban, mẩn đỏ, sưng tấy nghiêm trọng
- Đau nhức cơ thể do tác dụng phụ của một loại thuốc cụ thể
- Sốt kéo dài.
Những triệu chứng khác có thể kèm theo đau nhức toàn thân có thể cần tới các biện pháp chăm sóc y tế khẩn cấp bao gồm:
- Tích nước nghiêm trọng
- Khó ăn, khó nuốt
- Khó thở
- Nôn mửa kèm sốt cao
- Cứng khớp
- Tầm nhìn giảm sút
- Kiệt sức nghiêm trọng không thuyên giảm.
Tóm lại
Đau nhức toàn thân tình trạng nhẹ có thể được cải thiện theo thời gian nhờ các biện pháp khắc phục tại nhà và nghỉ ngơi hợp lý khi các nguyên nhân gây ra không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu đau nhức cơ thể có nguyên nhân nghiêm trọng hơn thì cần nói chuyện với bác sĩ để có các phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn dịch: https://www.medicalnewstoday.com/articles/319985#outlook