Bệnh nhân ung thư phổi cần có một tâm lý tích cực và sức khoẻ tốt để tiếp nhận phẫu thuật tốt nhất và có kết quả tốt.
Do bị chẩn đoán ung thư phổi nên người bệnh vốn dĩ rất lo lắng và căng thẳng vì thế mà việc chăm sóc tâm lý bệnh nhân ung thư phổi trước phẫu thuật đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Người nhà nên trò chuyện nhiều hơn, giúp người bệnh có suy nghĩ tích cực hơn vào cuộc sống và niềm tin vào ca phẫu thuật.
Hơn nữa việc thường xuyên trò chuyện khiến bệnh nhân ung thư phổi không có thời gian ngồi một mình và suy nghĩ tiêu cực hơn.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là đòn bẩy về sức khoẻ và sức đề kháng cho bệnh nhân ung thư phổi chuẩn bị phẫu thuật.
Người nhà có thể chia bữa ăn thành các bữa nhỏ với bệnh nhân gặp khó khăn trong nhai nuốt. Những thức ăn mềm cũng được khuyến khích trong trường hợp này, ví dụ như cháo, súp.
Chuẩn bị phẫu thuật bệnh nhân ung thư phổi không nên nằm ì ở một chỗ. Người nhà có thể giúp đỡ người bệnh đi lại nhàng với mức độ vừa phải. Kiên nhẫn luyện tập sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn và thể lực chịu đựng tốt hơn.
Sau phẫu thuật ung thư phổi bệnh nhân ung thư phổi có thể gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, nhiễm trùng, cảm, thay đổi nhiệt độ cơ thể,... Mỗi một bệnh nhân sẽ có những tác dụng phụ khác nhau - và cũng có những trường hợp không gặp biểu hiện hậu phẫu nào cả.
Vì vậy mà người nhà nên ở cạnh bệnh nhân ung thư phổi 24/24 giờ, đặc biệt là thời gian đầu sau khi ra khỏi phòng phẫu thuật và nhanh chóng báo cho bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường.
Thường thì sau mổ sẽ có y tá chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân ung thư phổi. Nhưng người nhà cũng cần quan sát và hiểu được nguyên tắc hay quy luật chăm sóc vết thương để xem có biểu hiện bất thường nào không.
Chẳng hạn như sau vài ngày y tá sẽ thay băng ở vết mổ và rửa tuỳ theo lượng máu dịch gỉ ra. Ống dẫn dịch sẽ vẫn được để ở tại vết mổ cho tới khi hết dịch. Sau 3 ngày đến 7 ngày thì bệnh nhân ung thư phổi không cần phải dùng ống này nữa.
Sau phẫu thuật bệnh nhân ung thư phổi chưa thể ăn uống được bình thường ngay nên bác sĩ có thể sẽ truyền dinh dưỡng thông qua tĩnh mạch của người bệnh rồi tới giai đoạn sau mới có thể bắt đầu ăn uống nhẹ nhàng được.
Những thực phẩm cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư phổi thường là rau xanh, trái cây, protein, đạm,... để tăng cường sức khoẻ và hồi phục. Lưu ý là bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chủ trị về những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư phổi nên ăn và không nên ăn.
Sau phẫu thuật ung thư phổi các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nen vận động nhẹ nhàng. Đầu tiên thì bệnh nhân có thể ngồi tại giường hoặc nằm đổi tư thế. Sau đó có thể đi lại nhẹ nhàng. Đi lại giúp ngăn chặn một số vấn đề sau hậu phẫu cũng như giúp cơ thể thích nghi với tình trạng mới của lá phổi, tốt cho việc hô hấp.