Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư

Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư
Để phòng ngừa ung thư thực chất vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe bạn có thể thay đổi một vài điểm như lối sống, cách ăn uống để giảm tối đa nguy cơ mắc ung thư.

1. Giảm thịt trong bữa ăn hàng ngày

Theo các nghiên cứu cho biết không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư bằng cách lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm, duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày.

Nghiên cứu cho biết có đến 10% trường hợp mắc ung thư ruột ở Anh có thể được phòng ngừa bằng cách ăn ít thị đã chế biến. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng việc ăn nhiều thịt đỏ sẽ gây ra nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư cần tuân thủ nguyên tắc không ăn quá 500g trọng lượng thịt đã nấu chín từ các loại thịt như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu mỗi tuần.

Lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn như: jambon, thịt xông khói, xúc xích. Do các loại thực phẩm này thường được cho thêm muối nitrat và nitrit để bảo quản và thịt đã qua quá trình hun khói, sấy khô do đó có thể sản sinh hợp chất gây ung thư.

2. Phòng ngừa ung thư bằng cách giảm muối trong thức ăn

Khi ăn thức ăn có chứa nhiều muối là thói quen gây hại cho sức khỏe. Những loại thức ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và tăng huyết áp. Do đó để bảo vệ sức khỏe bạn chỉ nên ăn 5g muối mỗi ngày.

Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư - Ảnh 2.

Giảm muối khi nấu ăn sẽ giúp làm giảm phòng ngừa ung thư hiệu quả - Ảnh Internet

Giảm muối hiệu quả bằng cách từ từ giảm lượng muối ăn vào cơ thể cho đến mức thấp nhất có thể. Không nên thêm muối khi nấu ăn hoặc tại bàn ăn, cần kiểm tra nhãn thực phẩm và lựa chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp hơn.

Cần chế biến thực phẩm khi còn tươi, sử dụng gia vị và thảo mộc thay thế cho muối để tạo hương vị cho món ăn.

3. Tăng sản phẩm thực vật, giảm ăn thực phẩm nhiều calo

Mỗi loại thực phẩm đều chứa calo nhất định. Một số loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn so với các loại thực phẩm có cùng trọng lượng khác. Các loại thực phẩm chứa nhiều calo hay còn gọi là thực phẩm chứa nhiều năng lượng có xu hướng chứa nhiều chất béo và đường nên dễ khiến bạn tăng cân.

Các loại sản phẩm từ thực vật như gạo nguyên hạt, đậu, trái cây, rau đều giúp ích trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Thực hiện chế độ ăn thực vật gồm nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: ưng thư miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày,... Các loại thực phẩm này cũng chứa các chất phytochemical giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi hư hại và tổn thương dẫn đến ung thư.

Không chỉ vậy, các loại rau còn chứa ít calo giúp cơ thể có thể duy trì được trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài ra, một số loại rau quả có khả năng phòng ngừa và kiểm soát các chứng ung thư nhất định như: cà chia, khổ qua, táo xanh, bông cải xanh,... Các vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm từ thực vật sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho cơ thể của chúng ta khỏe mạnh.

4. Cách chế biến thực phẩm

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì cách chế biến thực phẩm cũng là cách giúp phòng ngừa ung thư đạt hiệu quả cao hơn như:

- Không nấu thịt ở nhiệt độ quá cao như chiên ngập dầu, nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư.

Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư - Ảnh 3.

Không nên nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư - Ảnh Internet

- Lưu ý không ăn các thực phẩm đã mốc vì những loại thực phẩm này chứa nhiều độc tố như aflatoxin, fumonisin, đây là những chất có thể gây ung thư.

- Cần lựa chọn và sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, tự nhiên để nấu nướng thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa chất bảo quản hoặc phụ gia.

5. Hạn chế đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn được các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu uống nhiều có thể gây ung thư. Hạn chế đồ uống có cồn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.

Đối với các loại đồ uống có cồn có thể sản sinh ra oxy phản ứng làm tổn thương ADN và protein, lipid, chất béo trong quá trình oxy hóa. Chất này cũng có thể làm yếu khả năng phá vỡ và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, đồ uống có cồn còn làm tăng lượng oestrogen, đây là hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú. Không chỉ vậy đồ uống có cồn còn chứa nhiều chất ung thư gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản.


Tác giả: Nắng Mai