Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chủ yếu là do thuốc lá. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời tiết và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có mối liên kết với nhau. Nhiều người nhận thấy vào mùa đông, tình hình sức khỏe của bệnh nhân mắc COPD thường trở nên xấu đi và dễ dàng xảy các đợt cấp, đặc biệt là với thời tiết lạnh khô.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể kiểm soát được nếu người bệnh tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, để làm chậm quá trình tổn thương của phổi, bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, môi trường sống lành mạnh, dinh dưỡng và luyện tập đầy đủ.
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) mà bạn có thể tham khảo:
Theo nghiên cứu, những người bị thiếu hụt α1-antitrypsine bẩm sinh sẽ dẫn đến phát triển khí thũng phổi toàn tuyến nang khiến chức năng phổi suy giảm nhanh chóng. Ngoài ra, người bị thiếu hụt globulin miễn dịch (IgA) bẩm sinh ở thành phế quản cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do bị nhiễm khuẩn phế quản.
>> Chi tiết hơn về mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Khói thuốc lá, cả thụ động và chủ động chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Người hút thuốc có thể bị rối loạn chức năng phổi và nhiều triệu chứng về đường hô hấp hơn. Đa số bệnh nhân COPD đều có tiền sử hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá thụ động cũng có thể bị mắc bệnh.
Người đang mang thai hút thuốc lá hoặc bị nhiễm khói thuốc có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của phổi và sự tăng trưởng của thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong một số trường hợp những người nhạy cảm với khói thuốc, chức năng phổi có thể giảm nhanh và nhiều hơn bình thường, làm bệnh tiến triển nhanh và khó kiểm soát.
Sự ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với nhiều khói bụi cũng có thể khiến bạn bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Chính vì vậy bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe, đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố như khói thải, nước thải, mùi sơn hay mùi nước hoa,... cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Các bụi và hóa chất nghề nghiệp: Khi tiếp xúc với các bụi và hóa chất nghề nghiệp trong thời gian dài có thể khiến bệnh COPD phát triển.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn ở trẻ em có thể phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khi về già.
- Tình trạng xã hội đói kém, môi trường sống ô nhiễm, không gian sống chật chội cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Khuyết tật phổi trong quá trình phát triển liên quan đến sự phát triển của thai nhi lúc mang thai, cân nặng của bé khi sinh, phơi nhiễm các yếu tố độc hại trong quá trình sống của trẻ em,... là những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khi lớn lên.
- Giới tính: Do hiện phụ nữ hút thuốc lá tăng lên, vậy nên tỷ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới là như nhau.
- Tăng đáp ứng đường thở: Theo giả thuyết của Dutch, tăng đáp ứng đường thở cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu không có hướng điều trị cũng như phòng ngừa kịp thời.