Các xét nghiệm trong chẩn đoán viêm gan B

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các xét nghiệm trong chẩn đoán viêm gan B
Bệnh viêm gan virut B mạn tính là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng do virut viêm gan B (HBV=Hepatitis B virut) gây ra. Bệnh viêm gan virut B lây truyền qua đường máu, đương tình dục và truyền từ mẹ sang con khi sinh nở. Vậy, xét nghiệm trong chẩn đoán viêm gan virut B là gì?

1. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Để tầm soát một bệnh nhân có nhiễm HBV không? Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tìm dấu ấn huyết thanh HBsAg và AntiH.

Nếu xét nghiệm phát hiện trong máu có chứa 2 loại huyết thanh trên chính tỏ người đó đã nhiễm viêm gan siêu vi B. Sau khi đã xác định bị nhiễm HBV, nếu muốn biết bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh thì mới cần kết hợp các dấu ấn còn lại.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B giúp cho khẳng định sự hiện diện và nhân đôi của siêu vi cũng như tính truyền nhiễm. Ngoài ra nó còn có giá trị hơn trong những trường hợp đặc biệt. 

Do đó, trong tất cả các trường hợp khó hơn, người ta thường yêu cầu xét nghiệm tìm HBV DNA. Ngoài ra, khi quyết định điều trị, người ta cũng dựa trên kết quả dương tính của HBV DNA.

Trong theo dõi điều trị, người ta còn cho làm thêm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B là xét nghiệm đếm số lượng virut (định lượng virut) để theo dõi số lượng virut trước và trong quá trình điều trị, tăng giảm thế nào, để thay đổi phác đồ điều trị kịp thời.

2. Các hướng dẫn chẩn đoán dựa trên kết quả tầm soát ban đầu

Nếu một người xét nghiệm phát hiện ra huyết thanh HbsAg dương tính trong máu thì nhà lâm sàng nhất thiết phải chỉ định người đó làm xét nghiệm xác định xem trong máu của người đó có nhiễm HBV hoàn chỉnh không bằng xét nghiệm PCR phát hiện HBV-DNA và nếu dương tính thì phải biết số lượng HBV hoàn chỉnh có trên 105 copies/1ml hay không bằng xét nghiệm qPCR để định lượng HBV-DNA.

Nếu lượng HBV trong máu dưới 105 copies/1ml  thì không nhất thiết phải điều trị

Nhưng nếu lượng HBV trong máu cao hơn 105 copies/1ml  thì cần phải xem xét gan có bị tổn thương hay không thông qua xét nghiệm men gan ALT. 

Nếu lượng ALT cao gấp 2 lần bình thường trở lên thì điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng virut như lamivudine, adefovir, entecavir, interferon... nếu lượng ALT vẫn bình thường thì tiến hành sinh thiết gan hoặc làm fibroscan gan để làm xét nghiệm giải phẫu gan xem gan có bị tổn thương hay không?

Ngoài ra cũng cần tiến hành thử nghiệm định lượng AFP trên bệnh nhân phát hiện HBV để xác định lượng AFP của bệnh nhân. Nếu lượng AFP vượt quá giới hạn bình thường thì vẫn phải cho bệnh nhân điều trị bằng các loại thuốc kháng virut nói trên.

Như vậy để tầm soát HBV người bệnh cần làm đầy đủ các xét nghiệm kể trên để bác sĩ có căn cứ theo dõi và có phác đồ điều trị phù hợp.


Tác giả: Mai Hương