Xét nghiệm Glycated hemoglobin (HbA1C). Xét nghiệm máu này cho thấy mức độ đường huyết trung bình của bạn trong 2–3 tháng qua. Nó sẽ đo tỷ lệ đường trong máu gắn với hemoglobin (một protein vận chuyển oxy trong tế bào hồng cầu). Nồng độ đường trong máu càng cao, bạn càng có nhiều hemoglobin gắn theo đường.
Một số trường hợp có thể khiến xét nghiệm HbA1C không chính xác, chẳng hạn như nếu bạn đang mang thai hoặc có dạng hemoglobin bất thường.
Sau đây là những xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường:
Xét nghiệm đường huyết khi đói. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu sau khi bạn nhịn đói ít nhất tám giờ hoặc qua đêm.
Dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm này ít được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường trừ khi mang thai. Một mẫu máu sẽ được lấy sau khi bạn nhịn đói ít nhất tám giờ hoặc qua đêm. Sau đó, bạn sẽ uống một dung dịch có đường, và nồng độ đường trong máu của bạn sẽ được đo lại sau hai giờ.
Nếu lượng đường trong máu của bạn bình thường, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm sàng lọc mỗi ba năm.
Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm các xét nghiệm khác nếu họ cảm thấy cần thiết. Ví dụ, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường huyết lúc đói, HbA1c, tổng cholesterol, HDL cholesterol, LDL cholesterol và tryglycerid của bạn ít nhất một lần một năm, có thể thường xuyên hơn nếu bạn có thêm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bạn có thể làm cho nồng độ đường trong máu trở lại mức bình thường bằng cách chọn lối sống lành mạnh. Mặc dù có một số người mắc phải tiểu đường tuýp 2 ngay cả khi họ đã giảm cân, nhưng nói chung đa số trường hợp thì nếu bạn giảm cân sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Sau đây là một số khuyến nghị giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiền tiểu đường tiến triển đến bệnh tiểu đường:
Bạn có thể bắt đầu tập với thời gian ngắn hơn rồi từ từ tập luyện kéo dài lên đến nửa giờ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập. Bỏ hút thuốc. Điều trị huyết áp cao và cholesterol cao. Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ có thể kê toa thuốc để hạ cholesterol hoặc huyết áp hoặc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
=>> Tổng hợp các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường bạn cần biết