Thực tế, việc tìm vị trí tiêm insulin chính là một trong những biện pháp giúp điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường, người bệnh cần sử dụng đến nhiều biện pháp như:
- Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
- Thay đổi thuốc uống.
- Tiêm insulin là phương pháp được nhiều người bị đái tháo đường lựa chọn vì đem lại hiệu quả cao nếu người bệnh được tiêm đúng cách.
Insulin là một hormone giúp quản lý bệnh tiểu đường khi được tiêm vào cơ thể. Trong đó có nhiều loại insulin khác nhau. Tác dụng mà insulin đem lại cho sức khỏe là thúc đẩy sự vận chuyển Glucose qua tế bào insulin là một hormone được tiết ra liên tục 24 giờ bởi tế bào beta tuyến tụy được tiết nhiều nhất vào sau bữa ăn.
Lưu ý rằng không thể sử dụng insulin ở dạng thuốc viên hoặc thuốc uống vì đây là một loại protein làm các men tiêu hóa trong dạ dày phá vỡ insulin trước khi nó vào trong máu.
Những nguyên tắc khi thực hiện tiêm insulin:
- Thực hiện cách tiêm insulin đúng cách với các bước cụ thể, đầu tiên cần làm sạch vị trí tiêm, vì đây là điều kiện để insulin được hấp thụ tốt nhất.
- Da ở vị trí tiêm cần được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới vùng da này cần hoàn toàn bình thường. Vị trí tiêm insulin được thực hiện tiêm ngay vào lớp mỡ ngay dưới da, đây còn được gọi là tổ chức dưới da.
- Khi lựa chọn được vị trí tiêm insulin thì cần chú ý đến loại insulin sử dụng. Thực chất có rất nhiều loại insulin, vì vậy còn tùy thuộc vào từng loại insulin mà các thời gian tiêm sẽ khác nhau.
+ Đối với loại insulin nhanh được tiêm 15 đế 30 phút trước khi ăn, ngay cả loại nhanh có pha trộn với loại trung bình.
+ Loại insulin trung bình được tiêm 15 phút - 2 giờ, trung bình là 1 giờ, trước khi ăn.
Cần lưu ý rằng các loại thuốc được tiêm bằng một kim nhỏ hoặc một thiết bị trông giống như chiếc bút.
Một số vị trí tiêm insulin thông thường như:
- Vị trí tiêm insulin ở bụng, bụng được xem là vị trí nhiều bác sĩ lựa chọn tiêm insulin cho bệnh nhân nhất. Đây cũng là vị trí được các bệnh nhân lựa chọn vì insulin được hấp thu khác nhau từ mỗi vị trí tiêm khác nhau mà bụng lại là nơi insulin đi vào máu nhanh nhất, vị trí này cũng dễ tiếp cận và ít gây khó chịu cho người bệnh.
Muốn thực hiện tiêm insulin vào bụng thì cần véo mô mỡ từ ở bên cạnh giữa eo và xương hông, chỗ này nên cách rốn khoảng 5 cm để thực hiện tiêm insulin.
- Tiêm insulin ở vị trí cánh tay, đối với vị trí này tốc độ hấp thu insulin vừa phải và không nhanh như bụng.
Cách tiêm insulin ở vị trí cánh tay kim phải được đặt ở mặt sau cánh tay vùng cơ tam đầu, hay bắp tay sau ở khoảng giữa vai và khuỷu tay. Thông thường vị trí cánh tay ít được lựa chọn làm vị trí tiêm insulin hơn vì vị trí này gây khó khăn cho việc tự tiêm và thường cần người giúp đỡ.
- Vị trí đùi là vị trí hấp thụ insulin chậm nhất nhưng đây lại là vị trí thuận lợi giúp người bệnh tự tiêm thuận lợi, dễ dàng nhất. Khi tiêm insulin vào vị trí đùi, người bệnh cần đam kim vào phía trước của đùi, đoạn giữa đầu gối và háng, hơi lệch về phía ngoài chân. Lưu ý tiêm thuốc vào nếp véo da ít nhất 2,5 đến 5cm.
- Có thể tiêm insulin vào lưng hoặc hông, đây là hai vị trí có tốc độ hấp thụ thuốc khá chậm nhưng cũng là vị trí mà người bệnh có thể tự tiêm. Tiêm ở thắt lưng hoặc hông chỉ cần vẽ một đường tưởng tượng qua đỉnh của mông nối hai bên hông, đặt kim trên đường này nhưng dưới đường, khoảng cách giữa cột sống và đường nách giữa.
- Các vị trí tiêm insulin cần phải được sử dụng luân chuyển, điều này nhằm hạn chế các biến chứng cũng như có thể gây kích ứng da, mô mỡ dưới da.
Đặc biệt đối với những trường hợp sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày thì phải tiêm ở các vị trí và ở các vùng khác nhau. Bệnh nhân tuyệt đối tránh tiêm vào cùng một vị trí nhiều lần vì có thể gây nổi cục cứng hoặc lắng đọng mỡ phát triển dưới da làm ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.
Việc luân phiên vị trí tiêm, mũi tiêm ở một giờ nhất định trong ngày nên được tiêm ở cùng một vị trí. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải di chuyển quanh vị trí đó nhằm đảm bảo không tiêm đúng vào một điểm.
Biến chứng nguy hiểm khi tiêm insulin mà người bệnh cần biết:
- Hạ đường huyết, đây là biến chứng phổ biến mà người bệnh đái tháo đường khi tiêm insulin thường gặp phải do tiêm thuốc quá liều.
Do đó sau khi tiêm insulin người bệnh cần theo dõi cẩn thận đường huyết và nên có ghi chép về lượng đường huyết vào sổ để có thể chia sẻ với bác sĩ, nếu có bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh liều insulin nếu cần thiết.
- Nhiễm trùng nơi tiêm, nếu không thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh vị trí tiêm thì bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng nơi tiêm.
- Phản ứng tại chỗ của insulin.
Để phòng tránh các biến chứng khi tiêm insulin cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, không nên để insulin đang dùng trong tủ lạnh.