Cơ thể thiếu đường: 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu thiếu đường trong cơ thể

Cơ thể thiếu đường: 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu thiếu đường trong cơ thể
Đường có vai trò quan trọng nhất định đối với sức khoẻ con người. Cơ thể thiếu đường là hiện tượng có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ, thậm chí còn có thể gây ra nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm.

Bất cứ là dưỡng chất nào trong cơ thể khi thiếu hụt hay vượt quá đều không tốt và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy khi cơ thể thiếu đường sẽ gây ra các vấn đề gì?

1. Đường là gì?

Đường được biết là tên gọi chung của hợp chất hóa học thuộc nhóm cacbohydrat ở dạng tinh thể và những loại đường thường gặp còn có thể kể tới như đường glucoza, fructoza, saccaroza, maltoza hay còn biết là đường mạch nha, lactoza. Không chỉ vậy, còn có nhóm đường đa, bao gồm những mạch polyme như tinh bột, xenluloza.

Ngoài ra, ngoài các loại đường nói trên thì đường còn có trong tự nhiên bằng cách được lấy ra từ: mía, củ cải đường, trái cây hay mật ong,... Đường khiến cho vị giác có cảm giác ngọt nên được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn, bánh kẹo hay khi uống cà phê,...

Hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại đường tổng hợp như chất tạo ngọt và đường hóa học.

- Đường có bao nhiêu loại

+ Đường tự nhiên: loại đường này có từ các loại trái cây, mật ong,...

+ Đường hóa học: các sản phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhẹ hay nước giải khát đều chứa loại đường này.

Cơ thể thiếu đường: Những ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thiếu đường trong cơ thể - Ảnh 2.

Đường khiến cho vị giác có cảm giác ngọt nên được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn, bánh kẹo hay khi uống cà phê - Ảnh Internet

2. Triệu chứng khi cơ thể thiếu đường

Những dấu hiệu cơ thể thiếu đường cụ thể như sau:

- Xuất hiện tình trạng bị run rẩy.

- Chóng mặt.

- Hiện tượng đau đầu xảy ra.

- Thường xuyên cảm thấy đói và bị đổ mồ hôi.

- Khi tim đập nhanh bất thường. Có thể bạn chưa biết, tình trạng Mất ngủ, tim đập nhanh còn có thể là dấu hiệu bị thiếu canxi, nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.

- Da tái cũng là một trong những triệu chứng cho biết cơ thể bị thiếu đường.

Các dấu hiệu trên sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu đường và thường xảy ra vào ban đêm và làm cho người bệnh gặp ác mộng hoặc la hét trong lúc ngủ. Bởi vì, đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nên một số người có triệu chứng tụt đường huyết sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

Trường hợp đường huyết giảm đột ngột còn có thể gây ra tình trạng ngất xỉu hoặc động kinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bị thiếu đường có thể không biết bản thân cơ thể đang thiếu đường. Do đó, cần nhanh chóng gặp bác sĩ nếu xuất hiện các tình trạng sau:

- Bị hạ đường huyết dù không bị tiểu đường.

- Bạn có thể bị tiểu đường và bị choáng hoặc ngất do tụt đường huyết.

- Điều trị bệnh nhưng triệu chứng hạ đường huyết vẫn tiếp tục tái phát.

Nhanh chóng báo cho người thân biết về tình trạng bệnh tiểu đường hay nguy cơ bị hạ đường huyết của mình để có thể được cấp cứu nếu tụt đường huyết nặng gây mất ý thức hoặc động kinh.

Cơ thể thiếu đường: Những ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thiếu đường trong cơ thể - Ảnh 3.

Cơ thể thiếu đường gây ra hiện tượng chóng mặt - Ảnh Internet

3. Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu đường?

3.1. Triệu chứng rút đường do thiếu đường trong cơ thể

Rút đường là hiện tượng xảy ra các thay đổi sinh lý khi thiếu đường trong cơ thể. Trong vài giờ, mức độ hormone sẽ thay đổi, đồng thời mức độ insulin cùng bắt đầu giảm. Đọc thêm bài viết: Những hiểu lầm về insulin và bệnh tiểu đường.

Điều này sẽ cho phép cơ thể sử dụng các chất béo được lưu trữ để đốt cháy năng lượng. Do đó, sau vài ngày, nồng độ lipid bắt đầu giảm đi, đặc biệt là triglyceride. Khi thiếu đường trong cơ thể trong một thời gian dài, khẩu vị cũng bắt đầu có sự thay đổi. Cụ thể, những thứ có vị bình thường có thể trở nên ngọt một cách khó chịu.

Đường có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Cơ thể thiếu hụt đường sẽ không đủ năng lượng để hoạt động. Ngoài sự uể oải, nó còn mang đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Tùy theo mức độ phụ thuộc vào đường, bạn có thể cảm thấy buồn tẻ, chán nản hay thậm chí là lo lắng.

3.2. Hiện tượng sương mù não

Các tế bào thần kinh (tế bào não) cần nhiều glucose hơn bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Do đó, khi bị thiếu glucose, bạn có thể cảm thấy đầu óc lâng lâng và không thể tập trung. Đây còn được gọi là hiện tượng sương mù não do thiếu đường trong cơ thể. Hiện tượng sương mù não còn khiến bạn gặp khó khăn trong các vấn đề như:

- Phân tích các vấn đề phức tạp.

- Nhớ lại sự thật từ các cuộc trò chuyện gần đây.

- Trò chuyện đúng cách.

- Giữ sự kiên nhẫn.

- Kiềm chế phản ứng với những sự việc gây khó chịu.

Ngoài ra, sự dao động của glucose trong máu ảnh hưởng đến việc sử dụng và chuyển hóa các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau.

Các gai cao làm tăng serotonin và GABA đến mức khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời, các hormone như cortisol, glucagon và adrenalin được sản xuất để cố gắng giảm thiểu lượng đường trong máu giảm nhanh. Tuy nhiên, cortisol và adrenalin lại gây ra các hiện tượng như bồn chồn, lo lắng và mệt mỏi.

Cơ thể thiếu đường: Những ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thiếu đường trong cơ thể - Ảnh 4.

những thay đổi về lượng đường trong máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh Internet

3.3. Đau đầu do thiếu đường trong cơ thể

Cả dư thừa và thiếu hụt đường đều có thể gây ra hiện tượng đau đầu. Tiêu thụ quá nhiều đường khiến lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết).

Đọc thêm bài viết: Tăng đường huyết là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách kiểm soát bệnh

Trong khi đó, thiếu đường trong cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu giảm mạnh (hạ đường huyết). Lượng đường trong máu thấp có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau đầu và đau cơ. Những người dùng insulin có nguy cơ cao có lượng đường trong máu thấp.

Đường có thể kích hoạt sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong hormone epinephrine và norepinephrine. Những thay đổi nội tiết tố này làm thay đổi cách các mạch máu trong não hoạt động, gây ra tình trạng đau đầu.

Tuy nhiên, đường cũng không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Điều gây ra hiện tượng đau đầu là sự thay đổi nhanh chóng lượng đường trong máu. Thông thường, lượng đường trong máu sẽ có sự thay đổi do tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít đường.

Ngoài ra, những thay đổi về lượng đường trong máu có thể gây ra một số triệu chứng khác. Ví dụ: nôn nao, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, khát nước... Các triệu chứng này còn được gọi là hiện tượng sugar hangover.

3.4. Tâm lý bị ảnh hưởng

Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu đường? Thực tế, đường sẽ giải phóng các hormone mang lại cảm giác tích cực như dopamine và serotonin. Nói cách khác, khi bạn càng tiêu thụ nhiều đường, bạn càng cảm thấy vui vẻ, ít nhất là tạm thời. Do đó, khi thiếu đường trong cơ thể, bạn thường cảm thấy bực bội, cáu kỉnh, đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe con người cần bảo lượng đường cần thiết hàng ngày. Đây được biết là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh do thiếu đường gây ra.


Tác giả: Nắng Mai