Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là cách tốt nhất giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn chặn được những cơn cảm cúm vào các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy rằng việc thường xuyên luyện tập các tư thế Yoga giúp phòng tránh cảm cúm hiệu quả. Dưới đây là các tư thế yoga giúp phòng bệnh cảm cúm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể nên được luyện tập mỗi ngày.
Ngoài tập thể dục thì một chế độ dinh dưỡng tốt cũng giúp tăng sức đề kháng hiệu quả. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch TẠI ĐÂY.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng tư thế quỳ trên thảm tập với hai đầu gối mở rộng bằng hông. Các ngón chân cái chạm nhau ở phía sau.
- Hít một hơi thật sâu, và hạ thân dần xuống đùi đồng thời từ từ thở ra.
- Cố gắng giãn xương sườn xa hơn khỏi xương cụt và vươn đỉnh đầu ra xa vai để kéo dài cổ cũng như cột sống.
- Duỗi hoàn toàn 2 cánh tay.
- Giữ nguyên tư thế 30s hoặc lâu hơn nếu có thể.
Tư thế gập người mở rộng chân giúp giải phóng toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp hệ thống bạch huyết làm sạch các độc tố trong cơ thể, nhờ đó thúc đẩy khả năng chống lại các căn bệnh truyền nhiễm như cảm cúm.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người, 2 bàn chân cách nhau khoảng 1,2-1,3 mét. Gót chân hơi hướng ra ngoài so với các ngón chân.
- Đứng thẳng, hai bàn tay lồng vào nhau và đặt ra phía sau, ép phần cổ tay lại với nhau.
- Hít một hơi thật sâu, đồng thời gập thân người về phía trước từ từ.
- Hạ tay xuống càng thấp càng tốt. Lưu ý giữ cho cột sống dài và thẳng trong khi hít vào và thở ra.
- Giữ tư thế trong vòng 30 giây sau đó đứng vững, và từ từ nâng người thẳng dậy.
Tư thế nghiêng một bên có công dụng giúp các cơ quan nội tạng đào thải chất độc và tăng cường hệ miễn dịch cũng như năng lượng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai chân chụm lại, khuỵu đầu gối xuống, và giữ ở vị trí ngồi xổm. Tư thế này được gọi là tư thế Fierce.
- Vòng khuỷu tay phải qua đùi trái, sao cho lòng bàn tay phải đặt áp sát xuống thảm bên cạnh chân trái. Nếu gặp khó khăn và không thể với xuống sàn dù đã thử mọi cách, hãy thả lỏng các ngón tay trong không khí và cố gắng để chúng càng gần sàn càng tốt.
- Vươn cánh tay trái hướng lên phía trần nhà, hai vai thẳng hàng.
- Mắt nhìn theo bàn tay đang ở trên cao,đảm bảo hai đầu gối vẫn song song.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây sau đó dồn trọng lượng xuống bàn chân.
- Hít vào đồng thời trở lại tư thế ban đầu và thở ra để lặp lại động tác này với bên phải.
Tư thế chó ba chân này là biến thể của động tác chó úp mặt (Downward Dog). Nó là một trong những tư thế đảo ngược phổ biến nhất trong yoga thực hành. Tư thế có khả năng tăng cường sức mạnh và thúc đẩy lưu thông máu đến các bộ phận trên khắp cơ thể vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế để bàn tay và đầu gối chạm sàn, khoảng cách giữa các bàn tay bằng vai, hai đầu gối đặt thẳng so với hai bên hông.
- Chụm các đầu ngón chân và duỗi thẳng cẳng chân để tạo thành tư thế chó úp mặt.
- Giữ vai song song với sàn nhà, đẩy hai chân sát lại với nhau, và nâng chân phải lên.
- Giữ nguyên tư thế 30 giây sau đó hạ thấp chân về vị trí cũ và lặp lại động tác với chân bên trái.
Tư thế cây cung có khả năng giúp hệ thống tiêu hóa trở nên khỏe và mạnh mẽ bằng cách tăng cường lưu thông máu giàu oxy. Ngoài ra, bài tập này cũng vô cùng tốt với những người bị đau xương chậu hoặc có vấn đề về đường tiêu hoá. Bên cạnh đó, nó cũng có khả năng giúp phòng tránh cảm cúm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp xuống sàn hoặc thảm, gập đầu gối và tay sao cho tay nắm vào mép ngoài của mắt cá chân phải và tương tự với bên trái.
- Khi đã giữ chắc mắt cá chân, uốn cong cả hai bàn chân và kéo chúng ra xa cơ thể để tăng sức căng ở ngực và vai.
- Nâng chân lên cao hết mức có thể, dồn trọng lượng cơ thể về phía trước. Sao cho điểm tựa của cơ thể với sàn là trên vùng rốn thay vì trên xương mu.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi sau đó từ từ thả lỏng cơ thể.