Không chỉ là mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Covid đang ở mức đáng báo động mà khả năng lây truyền của virus, tốc độ lây nhiễm cũng trở nên đáng lo ngại hơn.
Tính tới hiện tại, có nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 đã và đng lưu hành trên khắp thế giới. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC thì có 3 dạng biến thể Covid-19 đang được theo dõi bao gồm (hay nói cách khác là phân loại dựa trên mức độ nguy hiểm)
- Biến thể được quan tâm (VOI)
Là các biến thể gây ra các ca bệnh nhiễm trùng rời rạc ở Hoa Kỳ hoặc ở các quốc gia khác, hoặc dường như đang làm tăng số ca mắc bệnh. Nó cũng có những thay đổi về gen cho thấy nó có thể dễ lây lan hơn hoặc có thể thoát khỏi khả năng miễn dịch. Điều trị và xét nghiệm có thể không hiệu quả với những biến thể này. CDC đang theo dõi ba biến thể trong hạng mục này.
- Biến thể đáng lo ngại (VOC)
Là biến thể đã được chứng minh qua nghiên cứu khoa học là dễ lây lan hơn hoặc gây ra bệnh nặng hơn. Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị và vắc xin. Những người trước đó đã mắc COVID-19 có thể bị tái nhiễm biến thể mới. CDC đang theo dõi năm biến thể trong hạng mục này.
- Biến thể có hậu quả cao (VOHC)
Là biến thể gây ra bệnh nặng hơn và số ca nhập viện nhiều hơn. Nó cũng được chứng minh là có thể đánh bại các biện pháp y tế, chẳng hạn như vắc xin, thuốc kháng virus và kháng thể đơn dòng. Cho đến nay, không có biến thể nào trong hạng mục này.
- Biến thể B.1.1.7 hay còn biết đến với tên gọi là biến thể Vương quốc Anh, được tìm thấy tại vùng Đông nam nước Anh và được xác định là một biến thể đáng lo ngại. Các chuyên gia cho biết, biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn 40 - 70% so với các biến thể khác và làm tăng nguy cơ tử vong lên tới 60%.
- Biến thể Brazil, có tên khoa học là P.1, được cho là dễ lây lan và nguy hiểm hơn so với đột biến trước đó. E484K, một đột biến cho phép trốn tránh kháng thể của hệ miễn dịch.
- B.1.351, biến thể Nam Phi đã được tìm thấy ở ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh. Tương tự như biến thể Brazil, đột biến E484K cho phép biến thể này né tránh các kháng thể. Ngoài ra, đột biến N501 làm cho nó dễ lây lan hơn.
- Biến thể virus đột biến kép có nguồn gốc từ Ấn Độ, có tên khoa học là B.1.617, lần đầu tiên được xác định vào khoảng cuối tháng 3 ở bang Maharashtra và tiếp tục thúc đẩy làn sóng coronavirus thứ hai của Ấn Độ. Nó chứa các đột biến E484Q và L452R, làm cho nó dễ lây nhiễm hơn và cho phép nó tránh khỏi các kháng thể.
Ngoài ra, các báo cáo gần đây cho thấy rằng một biến thể COVID 'đột biến ba' đã được xác định ở các vùng của Tây Bengal, Delhi và Maharashtra được gọi là biến thể B.1.618 (biến thể Bengal). Các chuyên gia cho biết biến chủng B.1.618 có một tập hợp các đột biến di truyền nổi bật. Trong đó, đột biến chính E484K giúp virus có thể bám vào tế bào người và "lẩn tránh" hệ thống miễn dịch.
Theo Tổ chức y tế WHO thì: "Khi một virus tự sao chép hoặc tạo ra các bản sao của nó sẽ có một sự thay đổi nhỏ trong mã gen - và điều này là hoàn toàn bình thường. Những thay đổi này được gọi là "đột biến". Một virus với một hay nhiều đột biến được gọi là "biến thể" của virus ban đầu (chủng gốc)".
Virus Covid-19 là một loại trong họ virus corona. Khi các đột biến xảy ra từ dòng cũ hoặc dòng ban đầu thì được gọi là đột biến Covid hay biến thể của Covid-19. Và, khác với chủng Covid-19 gốc, các đột biến có khả năng lây nhiễm sang người khác nhau và có thể mang bộ gen với trình tự khác biệt.
Trình tự khác biệt này cho phép các biến thể Covid mới có thể "lẩn tránh" các kháng thể và lây nhiễm cho cả những người trẻ tuổi có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Biến chủng kép ở Ấn Độ là sự kết hợp của hai đột biến E484Q and L452R. Hai đột biến này đều giúp virus mới dễ lây nhiễm hơn và "lẩn tránh" khỏi các kháng thể.
Sự gia tăng số ca mắc Covid và tử vong như "sóng thần" tại Ấn Độ hiện nay được cho là do biến chủng kép này.
Rakesh Mishra, Giám đốc Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử, có trụ sở tại Hyderabad, chịu trách nhiệm dự án giải trình dự gene nCoV, cảnh báo: "Biến chủng lần này lây lan nhanh hơn bất kỳ chủng nào đã phát hiện trước đó. Không sớm thì muộn, nó sẽ trở thành chủng phổ biến của toàn Ấn Độ".
Ngoài những thách thức do biến chủng kép gây ra thì một biến thể Covid đột biến ba đã được phát hiện gia tăng ở các vùng của Tây Bengal, Maharashtra và Delhi.
Biến thể mới này có tên khoa học là B.1.618 là sự kết hợp của ba chủng Covid khác nhau và có nguy cơ gây tử vong cao hơn so với các đột biến trước đó. Trong đó đột biến chính bao gồm E484K được biết đến là có khả năng "trốn thoát' hệ miễn dịch, hay nói cách khác là tránh khỏi các kháng thể được tạo ra ở những người đã khỏi bệnh.
Với sự gia tăng gần đây về số ca nhiễm Covid và sự phổ biến của các biến chứng hậu Covid không chỉ xảy ra ở nhóm dễ bị tổn thương mà còn cả ở người trẻ là một dấu hiệu cho thấy các biến thể Covid mới gây ra nhiều rủi ro hơn cho sức khỏe của người mắc và có liên quan tới việc tăng nguy cơ tử vong so với chủng gốc.
Bên cạnh các triệu chứng phổ biến nhất của Covid-19 như sốt, ho, mệt mỏi, mất khứu giác và vị giác thì nhiều người đang phải vật lộn với các biến chứng suy hô hấp nghiêm trọng như khó thở, đau tức ngực - đều là những dấu hiệu của thiếu oxy.
Sự gia tăng nhu cầu về bình oxy tại Ấn Độ là một minh chứng cụ thể về sự tàn phá của "sóng thần Covid đợt 2" tại đây.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về một số Triệu chứng Covid chưa giải thích được nguồn gốc và các luận cứ để hiểu rõ hơn.
Do các đột biến Covid mới có khả năng "lẩn tránh" khoi các kháng thể và dễ lây nhiễm hơn so với chủng ban đầu nên ngoài nhóm dễ tiến triển nặng như người già thì tỷ lệ nhập viện do Covid-19 ở người Ấn Độ trẻ tuổi cũng gia tăng.
Trong khi đó, việc tiêm chủng vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều tới nhóm trẻ tuổi này. Vì thế mà các chuyên gia đều thống nhất cho rằng, điều quan trọng nhất để giải quyết tình trạng khủng hoảng hiện nay ở Ấn Độ vẫn là thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
Với sự khởi đầu của chủng virus corona mới, mọi người đều trải qua những triệu chứng khác nhau và đa dạng hơn. Mặc dù danh sách các triệu chứng cần chú ý đang tiếp tục gia tăng và mở rộng hơn thì các triệu chứng phổ biến nhất vẫn không thay đổi.
Vào thời điểm hỗn loạn như hiện tại thì điều quan trọng vẫn là phải lưu ý tới những triệu chứng cơ bản nhất của Covid-19 để có thể phát hiện ở giai đoạn đầu.
- Sốt
- Ho khan
- Đau họng
- Ngạt (nghẹt) mũi và chảy nước mũi.
Tóm lại, xét về bản chất thì SARS-CoV-2 đã là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao, nhưng những biến thể của Covid đã khiến nó trở thành bệnh truyền nhiễm dễ lây lan hơn.