Viêm phế quản rất nhanh khỏi trong vòng 10-14 ngày. Những triệu chứng bệnh khá phổ biến: ho, sốt nhẹ, đau họng, khó thở ít, có thể kèm khò khè,.. Vì vậy, điều trị viêm phế quản chủ yếu là điều trị triệu chứng bệnh. Dưới đây là những loại thuốc trị viêm phế quản phổ biến (thông tin dùng để tham khảo).
Lưu ý, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc trị viêm phế quản cấp hay mãn tính nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có đơn thuốc.
Thuốc hạ sốt lành tính và hiệu quả nhất hiện nay là nhóm paracetamol. Paracetamol là thuốc giảm đau không opioids và có thêm tác dụng hạ sốt.
Thuốc có tác dụng sau khi uống khoảng 1 giờ, đối với truyền tĩnh mạch là sau 15 phút. Thuốc kéo dài tác dụng trong 4-6 giờ đối với đường uống và ≥6 giờ với đường tiêm truyền.
Liều dùng: Paracetamol 500mg x 3-4 lần/ngày uống khi sốt ≥ 38 độ C, uống cách mỗi 4-6 giờ, liều tối đa cho phép 4g/ngày. Quá liều sẽ gây tổn thương gan.
Tác dụng phụ thường gặp: phát ban, dị ứng, khó thở, mệt,.. Lưu ý không sử dụng paracetamol cho người có tiền căn dị ứng thuốc trước đó.
Thuốc trị viêm phế quản cấp tính nhóm này có 3 loại chính:
Có tác dụng giảm triệu chứng ho do ức chế trung khu hô hấp, thuốc thường gây buồn ngủ. Nên sử dụng thuốc trước khi đi ngủ và tránh lái xe, leo cao trong thời gian sử dụng thuốc.
Thuốc có tác dụng sau 1-2 giờ và kéo dài tử 4-6 tiếng.
Liều dùng: Terpin codein 15-30mg mỗi 24 giờ
Tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, cảm giác khát, khó chịu trong người, buồn nôn, nôn,.. Sử dụng codein kéo dài, liều cao sẽ gây nghiện thuốc.
Là dẫn xuất của levorphanol, thuốc có tác động trên trung tâm ho của hành tủy.
Thuốc có tác dụng sau khoảng 30 phút và kéo dài đến 6 tiếng. Do đó có thể sử dụng thuốc từ 2-3 lần/ngày.
Liều dùng: Dextromethorphan 10mg x 2 lần/ngày, mỗi 24 giờ ở người lớn. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn
Tác dụng phụ: choáng váng, lo âu, thở chậm, thở dốc, lú lẫn, ảo giác.
Thuốc trị viêm phế quản thông qua chữa triệu chứng ho có đàm, do thuốc cắt đứt các cầu nối disulphide trong protein nhày. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giải độc trong trường hợp dùng quá liều paracetamol.
Thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh sau 0,5-1 giờ, tác dụng kéo dài khoảng 5-6 giờ.
Liều dùng: Acetylcystein 200mg x 3 lần/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc: sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, tức ngực, khó thở,..
Lưu ý, nhóm kháng sinh là thuốc trị viêm phế quản cấp, mạn tính cần được bác sĩ kê toa trước khi sử dụng. Thuốc cần sử dụng đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian để tránh tình trạng đề kháng thuốc.
Trong nhóm này 4 loại thuốc được sử dụng nhiều nhất: ampicillin, amoxicillin, ampicillin + sulbactam, amoxicillin + acid clavulanic.
Cả 4 loại này đều là thuốc trị viêm phế quản. Phổ kháng khuẩn Haemophilus influenzae, E. coli, và Proteus mirabilis
Liều dùng:
Ampicillin, amoxicillin đều dùng liều 3g mỗi 24 giờ.
Ampicillin + sulbactam, amoxicillin + acid clavulanic cũng dùng liều 3g mỗi 24 giờ.
Thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu. Sự hấp thu thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày với thuốc ampicillin. Vì vậy cần uống thuốc cách xa bữa ăn để đạt nồng độ thuốc ổn định trong máu.
Trong nhóm thuốc trị viêm phế quản này điển hình là 2 loại Cephalexin và Cefuroxim.
Cephalexin: thuốc trị viêm phế quản nhóm cephalosporin thế hệ 1, thuốc có hoạt tính mạnh trên vi khuẩn Gram dương nhưng lại yếu trên vi khuẩn Gram âm.
Liều dùng: Cephalexin 2-3g mỗi 24 giờ.
Cefuroxim là thuốc trị viêm phế quản nhóm cephalosporin thế hệ 2, thuốc có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram âm so với thế hệ 1, nhưng yếu hơn thế hệ 3.
Liều dùng: Cefuroxim 500mg x 3 lần/ngày
Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin tương đối giống nhau. Thường gặp mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke với tỷ lệ cao. Tác dụng phụ nặng nề hơn là shock phản vệ và ADR.
Macrolide là thuốc trị viêm phế quản có phổ kháng khuẩn tương đối hẹp. Chủ yếu sử dụng trong các trường hợp viêm phế quản do các vi khuẩn không điển hình, vi khuẩn Gram dương.
Liều dùng:
Erythromycin 500mg x 3 lần/ngày, trong 7 ngày
Azithromycin 500mg x 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
Tác dụng phụ thường gặp thuốc kháng sinh trên đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng tiêu chảy. Nếu sử dụng thuốc bằng đường truyền tĩnh mạch có thể gây viêm mạch huyết khối
Các thuốc trị viêm phế quản khá đơn giản và ít thuốc. Các thuốc chủ yếu là giảm đau, hạ sốt, giảm ho và kháng sinh. Đối với nhóm thuốc kháng sinh đa phần là kháng sinh diệt vi khuẩn Gram dương. Các loại thuốc khác nhau có thời gian tác dụng khác nhau, và những tác dụng phụ cần lưu ý để sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh. Người bệnh cần lưu ý, nếu bệnh không giảm sau 7 ngày, người lừ đừ, mệt mỏi nhiều, ho đàm có mủ, sốt cao cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự mua thuốc trị viêm phế quản chữa bệnh tại nhà.