Các thể bệnh lâm sàng của ung thư vòm họng và cách chẩn đoán

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Các thể bệnh lâm sàng của ung thư vòm họng và cách chẩn đoán
Ung thư vòm họng có 3 hướng phát triển khác nhau: ung thư vòm họng thể loét, ung thư vòm họng thể sùi và ung thư vòm họng thể tiểu thuỳ. Mỗi một thể bệnh sẽ có những đặc điểm và phương thức điều trị khác nhau.

Ung thư vòm họng là dạng ung thư phổ biến top 1 trong các loại ung thư vùng hầu họng. Nguyên nhân gây ra bệnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng chẳng hạn như: bị viêm mạn tính ở vùng tai - mũi - họng, ăn nhiều đồ muối (có chứa nitrat), bị nhiễm hoá chất trong môi trường làm việc hoặc sinh sống, hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên hoặc cũng có thể do gia đình từng có tiền sử mắc bệnh.

Ung thư vòm họng có 3 hướng phát triển khác nhau: ung thư vòm họng thể loét, ung thư vòm họng thể sùi và ung thư vòm họng thể tiểu thuỳ. Mỗi một thể bệnh sẽ có những đặc điểm và phương thức điều trị khác nhau.

1. Các thể bệnh lâm sàng ung thư vòm họng

1.1. Ung thư vòm họng thể loét

Với ung thư vòm họng thể loét thường được phát hiện ở phía thành sau vòm họng hoặc ở phía sâu trong hố rosenmuller. Thể loét ít được tìm thấy ở thành phía bên vòm họng - trước vòi eustache vầ trên trần của vòm họng. Ung thư vòm họng thể loét thường là dạng khối u ung thư biểu mô biệt hoá.

Khối u có thể bị loét do xảy ra hiện tượng hoại tử và tế bào ung thư xâm lấn dần tới những cơ quan xung quanh vòm họng và lan tới vùng xương bướm - đá của nền sọ não. Những tổn thương này thường có xu hướng phá huỷ và nong rộng lỗ tới hố não giữa. Lúc này khối u có nguy cơ di căn tới sát những dây thần kinh khu vực sọ não trung ương (số II, III, IV, V, VI) khiến những dây thần kinh này bị chèn ép nhưng có thể không bị xâm lấn.

1.2. Ung thư vòm họng thể tiểu thuỳ

Ung thư vòm họng thể tiểu thuỳ thường hình thành từ ống Eustache và làm cho ống này nhanh chóng bị tắc. Khối u vòm họng thể tiểu thuỳ có hình dáng giống chùm nho, không có hiện tượng loét và nếu như có loét thì cũng không đáng kể.

Đây còn được gọi là dạng ung thư biểu mô kém hoặc không biệt hóa và còn có tên chung là UCNT (undifferentiated carcinome of nasopharyngeal type). Loại khối u này có khả năng lây lan tới phía trước hàm- họng đồng thời chèn ép nhánh hàm dưới của dây thần kinh sọ não số V.

Sau khi lây lan xuống dưới, tế bào ung thư di chuyển tới màn hầu mềm. Với ung thư vòm họng thể thuỳ rất dễ di căn tới vùng xương đá- bướm của nền sọ não. Tuy vậy thì biểu hiện chèn ép tới dây thần kinh thường ít gặp. Khối u dạng này thường mất một thời gian dài để phát triển và di căn tới hố não giữa và có thể dẫn đến mất vôi xương nền sọ não.

Ở giai đoạn cuối ung thư vòm họng có thể biến chứng ăn lan tới hố mắt qua hốc hàm tới xương vách ngăn mũi.

1.3. Ung thư vòm họng thể sùi

Ung thư vòm họng thể sùi thường có dạng hình cầu, không loét, đôi khi có thể có cuống và hình thành từ trần của vòm họng từ đó lan tới hốc vòm họng. Khối u ung thư đẩy màn hầu mềm xuống phía dưới và di chuyển qua lỗ mũi sau rồi tới hốc mũi.

Từ vị trí này tế bào ung thư nhanh chóng đi vào tới hốc hàm và hố mắt từ đó gây ra biến chứng lồi mắt một bên. Dạng khối u này thường được xác định là khối u lympho ác tính. Chúng có thể hình thành từ vòi Eustache tuy nhiên lại không di căn theo hướng hốc vòm họng và theo hướng dưới niêm mạch tới nền sọ não.

Ung thư thể sùi không gây chèn ép tới những dây thần kinh - trừ khi khối u quá to nhưng chỉ gây ra liệt nhẹ, hạn chế. Ở một số trường hợp bác sĩ có thể phát hiện khối u lympho ác tính ở xương nền sọ não. Không giống với các thể loét và thể tiểu thuỳ, ung thư vòm họng thể sùi tuy có ở hố rosemuller nhưng kích thước không lớn nên khó được chú ý và chưa tìm thấy biểu hiện bệnh lý lâm sàng cụ thể.

2. Cách chẩn đoán ung thư vòm họng

Chẩn đoán ung thư vòm dựa vào các xét nghiệm sau:

Nội soi NBI. Sinh thiết. Chọc hút hạch làm FNA. Chụp CT Scanner hay chụp MRI. Xét nghiệm sinh hoá. Triệu chứng lâm sàng.

- Nội soi NBI

Nội soi truyền thống: Nội soi truyền thống, sử dụng ánh sáng phức hợp, có dải tần phân bố từ bước sóng 380nm đến 780nm. Nhưng ánh sáng phức hợp không thể phân biệt được sự khác biệt được đặc điểm giữa tổ chức bình thường và tổ chức bệnh lý (ung thư).

Nội soi NBI (Narrow Banding Imaging – NBI endoscopy): Nội soi với dải tần ánh sáng hẹp sử dụng ánh sáng đơn sắc với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) có thể phát hiện sự tăng sinh bất thường của hệ vi mạch máu nông và rất nông ngay trong lớp niêm mạc.

- Sinh thiết

Sinh thiết vòm dưới nội soi, đặc biệt sinh thiết vòm dưới nội soi NBI sẽ cho kết quả chính xác bởi dưới ánh sáng nội soi NBI có thể đánh giá mức độ bắt sáng đặc biệt nơi khối u do sự tăng sinh mạch máu.

- Chọc hút hạch làm FNA

Chọc hút hạch cổ gửi sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học: Ung thư biểu mô không biệt hoá 86,6% Ung thư biểu mô vảy không sừng hoá 7,68% Ung thư biểu mô vảy sừng hoá 0,9% Ung thư biểu mô tuyến nang 0,23% Các loại khác 4,54%.


Tác giả: Kim Phụng