Tầm soát ung thư trực tràng cần thực hiện sớm với những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao để có hướng can thiệp y tế kịp thời.
Ung thư trực tràng nằm trong top những bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Hầu hết các ca ung thư trực tràng đều được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn muộn. Lúc này khối u đã bị di căn vì thế không còn khả năng cứu chữa nữa mà các biện pháp y tế (xạ trị, hóa trị) chỉ nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Hầu hết các bệnh ung thư đều có thể được phòng tránh thông qua tầm soát định kì kết hợp với thói quen ăn uống cùng sinh hoạt lành mạnh. Tầm soát ung thư trực tràng cũng tương tự. Việc xác định rõ ràng các yếu tố nguy cơ là một trong những điều vô cùng quan trọng để phòng ngừa bệnh và nâng cao khả năng chữa khỏi.
Xem thêm:
Viêm đại tràng có thể được phát hiện bằng siêu âm?
Ung thư đại trực tràng (còn được gọi là ung thư ruột già) là loại ung thư khởi phát từ bên lớp mô lót của mặt trong của ruột dưới dạng polyp (còn gọi là chồi thịt có cuống). Polyp lớn dần sẽ chồi ra trong lòng ruột. Mỗi khi đại tiên, phân cứng đi qua bị cọ sát vào khối u này và gây ra chảy máu đại trực tràng.
Tầm soát ung thư trực tràng như thế nào? (Ảnh: Internet)
Tới một thời điểm bệnh phát triển nặng hơn thì sẽ gây bít lòng dẫn đến tắc ruột. Vì thế mà tầm soát ung thư trực tràng để phát hiện sớm bệnh là việc vô cùng cần thiết.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, càng là những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ bị bệnh thì trung bình nên làm tầm soát ung thư trực tràng sớm. Một số phương pháp như: làm xét nghiệm tìm máu trong phân (FOBT) hay chụp CT trực tràng hoặc làm nội soi trực tràng khoảng 10 năm/lần,... nguy cơ càng cao thì tần suất làm tầm soát càng cần thường xuyên hơn.
Trong đó, phương pháp nội soi toàn bộ trực tràng là một trong những cách tầm soát tốt nhất để bác sĩ có thể thăm khám và dễ dàng quan sát được toàn bộ trực tràng.
Khi tư vấn phương pháp tầm soát ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn dựa trên tình trạng của sức khỏe, yếu tố nguy cơ, độ tuổi,.. sao cho phù hợp. Dưới đây là một số xét nghiệm giúp tầm soát ung thư đại trực tràng:
Xét nghiệm bằng cách lấy mẫu phân nên sẽ không đau. Sau khi lấy mẫu sẽ tiến hành phân tích dưới kính hiển vi kiểm tra xem có máu ẩn trong phân hay không nếu trường hợp không quan sát được bằng mắt thường. Khảo sát các ca xét nghiệm cho thấy, chỉ có khoảng từ 3-5% những trường hợp phát hiện có máu trong phân thật sự bị mắc ung thư đại trực tràng.
Phương pháp tầm soát này đang là biện pháp tối ưu nhất hiện nay. Cụ thể bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ được gắn camera và đưa qua hậu môn để có thể quan sát được toàn bộ đại tràng.
Bệnh nhân sẽ được uống một loại thuốc để làm sạch toàn bộ đại tràng và gây mê. Tuy vậy thì cách tầm soát ung thư trực tràng bằng nội soi toàn bộ này không thực sự giúp phát hiện được hết bệnh. Hơn nữa có một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đó là: chảy máu, thủng ruột và thậm chí là tử vong.
Thủ thuật nội soi này nhằm kiểm tra xem đại trực tràng có xuất hiện polyp và khối u nhú không.
Nội soi trực tràng sigma sẽ phát hiện ra được khoảng 50% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Cách thực hiện là sử dụng một ống nhỏ, mềm được gắn camera luồn qua hậu môn để quan sát ở bên trong trực tràng.
Thông thường với biện pháp này thì bệnh nhân chỉ cần thụt bỏ phân ngay trước khi nội soi và không cần phải gây mê tuy nhiên thủ thuật này chỉ có thể giúp tầm soát được một phần cuối của bệnh ung thư trực tràng.
Tổng hợp