Viêm phế quản cấp là bệnh lý khá phổ biến ở đường hô hấp, thường do virus và vi khuẩn gây nên trong đó virus là nguyên nhân chủ yếu. Bệnh có tiên lượng khá tốt thường sẽ thoái lui sau 7-10 ngày mà không để lại di chứng sức khỏe. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh vẫn có thể gây các biến chứng như viêm phế quản mãn, viêm phổi, hen phế quản,...
Không có phương pháp phòng tránh nào có thể đảm bảo giúp bạn hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ mắc viêm phế quản cấp. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng tránh viêm phế quản cấp được áp dụng hợp lý sẽ có tác dụng dự phòng nhất định, ngăn ngừa bệnh xảy ra.
Những phương pháp cần nhớ để có thể phòng tránh viêm phế quản cấp hiệu quả hơn:
Tay là một trong các bộ phận của cơ thể người tiếp xúc nhiều nhất với môi trường xung quanh. Tuy nhiên điều này cũng khiến tay trở thành một trong các bộ phận dễ bị bám dính các loại vi khuẩn, virus nhất.
Những hành động như để tay tiếp xúc với đường hô hấp có thể khiến tác nhân vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh (trong đó có viêm phế quản cấp). Do đó để phòng tránh viêm phế quản xảy ra, rửa tay thường xuyên và đúng kỹ thuật với các loại xà phòng diệt khuẩn là hành động cực kỳ có ý nghĩa để loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám lên tay.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế các hành động sử dụng tay để tác động lên đường hô hấp để tránh đưa vi khuẩn, virus vào gây bệnh viêm phế quản cấp tính.
Hút thuốc lá được cho là một trong các yếu tố nguy cơ có thể khiến nhiều bệnh hô hấp dễ xảy ra hơn, trong đó viêm phế quản cấp tính là một đại diện điển hình.
Vì vậy để phòng tránh viêm phế quản cấp xảy ra, lời khuyên cho bạn là hãy ngừng hút thuốc ngay lập tức. Tất nhiên việc ngừng hút thuốc không chỉ bao gồm hút thuốc lá chủ động mà còn bao gồm cả hút thuốc lá thụ động do hít phải khói thuốc lá từ người hút khác.
Virus cúm có thể gây nên bệnh viêm phế quản cấp. Nhưng người bệnh có thể phòng tránh nhiễm loại virus này bằng cách tiêm chủn vacxin cúm.
Do đó, việc tiêm chủng vacxin cúm định kỳ là một nội dung quan trọng để có thể phòng tránh viêm phế quản cấp. Hãy đến các trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở y tế có chuyên môn để được tư vấn về việc sử dụng vacxin cúm giúp dự phòng viêm phế quản cấp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, vacxin cúm vẫn chưa phải là loại vacxin được bao hiểm chi trả khi sử dụng.
Viêm phế quản cấp chủ yếu do nguyên nhân virus gây nên. Mà một trong các đường lây phổ biến của virus chính là đường hô hấp.
Vì vậy để phòng tránh viêm phế quản cấp hiệu quả hơn, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm phế quản. Nếu yêu cầu tiếp xúc trực tiếp thì hãy sử dụng các biện pháp bảo hộ thích hợp như đeo khẩu trang y tế,...
Bên cạnh đó, chất thải của bệnh nhân chẳng hạn nước mũi, đờm dãi,... cũng cần được xử lý tốt để tránh trở thành nguồn lây cho người lành.
Một trong các biện pháp phòng tránh viêm phế quản cấp quan trọng nhất chính là gặp đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường tại đường hô hấp xảy ra.
Việc gặp bác sĩ sớm ngay khi các triệu chứng xảy ra có thể giúp chẩn đoán phân biệt bệnh viêm phế quản cấp với các bệnh lý tương tự như hen phế quản,... Hoặc nếu viêm phế quản cấp xảy ra thì cũng có thể đưa ra phương hướng xử lý kịp thời.
Trên đây là giới thiệu sơ lược về một số biện pháp phòng tránh viêm phế quản cấp mà bạn có thể áp dụng để phòng bệnh. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ viêm phế quản cấp xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn dịch:
https://www.everydayhealth.com/lung-and-respiratory/bronchitis/understanding-what-causes-bronchitis-how-prevent-it/