- Phẫu thuật cắt thanh quản trán bên kiểu Leroux-Robert
Phẫu thuật này chỉ định áp dụng đối với những khối u thanh quản ở mép trước và có lan ra tới một dây thanh nhưng dây thanh vẫn có thể di động bình thường.
Thực hiện phẫu thuật này sẽ cắt bỏ một phần của góc trước và phần cánh của sụn giáp, cắt cùng với mép trước của dây thanh phía bên bệnh. Nghĩa là bao gồm cả mỏm thanh hay một phần sụn phễu. Nếu như phía trên thì cắt một nửa băng thanh thất và bên sau khi bóc tách phần niêm mạc của dây thanh thất.
- Phẫu thuật cắt thanh quản trán trước
Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản trán trước được áp dụng cho khối u đang ở mép trước hoặc khối u đã lan xuống tới mép dưới của thanh quản tuy nhiên trong trường hợp khối u lan tới chân thanh thiệt rồi thì bác sĩ sẽ không chỉ định áp dụng dạng phẫu thuật ung thư thanh quản này nữa.
Chính vì thế mà trong thực tế y học điều trị ung thư thanh quản ở Việt Nam hiếm khi chỉ định áp dụng loại phẫu thuật này.
Cách thực hiện ca mổ cũng tương tự như phẫu thuật loại bỏ thanh quản trán bên. Sau khi cắt lộ ra sụn giáp thì sẽ cắt bỏ một phần của góc trước sụn giáp theo một hình tam giác và lớp màng sụn ở trong và mép trước của thanh quản.
- Phẫu thuật cắt nửa thanh quản dạng Hautant
Không giống như phẫu thuật cắt một nửa thanh quản kiểu kinh điển thì Hautant sẽ giữ lại được mặt sụn nhẫn và thêm phần sau của sụn phễu để có thể bảo tồn được khớp nhẫn phễu.
Tuy nhiên theo như báo cáo nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì phẫu thuật kiểu Hautant không đem lại kết quả cao do bệnh dễ có nguy cơ tái phát kèm theo đó là những biến chứng sau mổ ví dụ như hẹp lòng thanh quản, bắt buộc phải làm phẫu thuật mở khí quản,...
Vì vậy, một số bác sĩ đã cải tiến phương pháp này bằng cách đồng thời thực hiện phẫu thuật chỉnh hình ghép da tái tạo lại lòng thanh quản vừa đủ rộng đảm bảo cho đường thở sau này.
Phẫu thuật cắt nửa thanh quản là phẫu thuật chỉ được áp dụng đối với những khối u của dây thanh đã lan ra đến sụn phễu, khớp nhẫn phễu, vùng hạ thanh môn của nửa thanh quản tuy nhiên chưa lan ra mép trước và mép sau.
Do vậy phạm vi có thể thực hiện được phẫu thuật này cũng hạn chế nên ít được sử dụng.
Phẫu thuật ung thư thanh quản loại không bảo tồn thanh quản được thực hiện rất nhiều tại Việt Nam. Nguyên nhân là bởi bệnh nhân tới các cơ sở y tế kiểm tra khi đã vào giai đoạn muộn và không thể bảo tồn thanh quản được nữa.
Chỉ định phẫu thuật này áp dụng với những khối u thanh quản đã lan tới cả hai bên cảu thanh quản. Thao tác thực hiện như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ lây lan của tế bào ung thư.
Loại bỏ toàn bộ thanh quản có nhiều biến chứng nên nhiều người băn khoăn có nên thực hiện hay không. Những tác dụng phụ có thể kể đến của phẫu thuật ung thư thanh quản có thể là mất giọng nói, mất di khả năng giao tiếp với mọi người, đường thở gặp trở ngại,...
Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ toàn phần thanh quản này đã được áp dụng khá rộng rãi do có độ an toàn và có thể góp phần kéo dài tuổi thọ thêm cho người bệnh.
Thường thì thao tác thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ thanh quản có nhiều cách thực hiện:
- Cắt thanh quản từ dưới lên trên
- Cắt từ trên xuống dưới
- Cắt thanh quản từ phải sang trái
- Cắt thanh quản từ trái sang phải.
Việc thao tác như thế nào sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u. Nguyên tắc cần nhớ đó là cắt bỏ toàn bộ khối u thanh quản là thao tác cuối cùng. Bên cạnh đó thì tùy thuộc vào độ lan rộng mà sẽ xem xét tới việc giữ lại một phần hay toàn bộ cả sụn nhẫn do nếu giữ lại được sụn nhẫn thì có thể tránh được những di chứng như hẹp phần lỗ thở khí quản và giúp cho người bệnh có thể được bỏ ống thở dễ dàng hơn.