Khi huyết áp tâm thu vượt quá 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg là dấu hiệu cho thấy bạn bị cao huyết áp. Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn khiến thai nhi bị chậm phát triển, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thậm chí là sinh non...
Vì vậy, việc ổn định huyết áp cho bà bầu là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tham khảo một số phương pháp giúp ổn định huyết áp cho bà bầu dưới đây!
Áp dụng lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất giúp ổn định huyết áp cho bà bầu. Dưới đây là một số điều cần lưu ý.
Các chuyên gia cho biết, người lười vận động luôn là đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với người tập thể dục mỗi ngày. Do đó, dù bạn đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai hãy tìm hiểu ngay một chế độ tập luyện phù hợp.
Vận động nhẹ nhàng bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày là cách ổn định cao huyết áp ở bà bầu hiệu quả. Hãy bắt đầu với các bài tập đi bộ hoặc bơi lội theo hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu kế hoạch tập luyện. Tìm hiểu về mức độ an toàn khi tham gia các hoạt động thể chất. Tập thể dục với cường độ thấp để sức khỏe ổn định.
Tăng cân đột ngột trong quá trình mang thai cũng là yếu tố nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ mang thai. Do đó, kiểm soát cân nặng trong giới hạn khỏe mạnh là điều cần thiết để ổn định huyết áp cho bà bầu. Một chế độ ăn uống, tập thể dục khoa học là cách kiểm soát tăng cân trong thai kỳ hiệu quả.
Giữ cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai còn làm giảm nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ. Từ đó, ngăn ngừa các vấn đề về gan, thận ở mẹ và biến chứng thai nhi do tiền sản giật gây ra.
Ngoài ra kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai còn giúp người mẹ tránh khỏi các bệnh khác như: Đau lưng, kiệt sức, chuột rút ở chân, tiểu đường, đau khớp...
Kiểm soát cân nặng đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho bà bầu. Đặc biệt, nếu Không kiểm soát cân nặng sẽ dễ dẫn đến béo phì và tử vong.
Phụ nữ mang thai lần đầu, mang đa thai hoặc sức khỏe yếu...thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng nhiều. Điều này dẫn đến nguy cơ cao tăng huyết áp thai kỳ. Do đó, để ổn định huyết áp cho bà bầu bạn hãy thử loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng nếu có.
Áp dụng một số phương pháp thư giãn như thiền, tưởng tượng, tập Yoga...Đây là cách giúp cơ thể và tâm trí bạn thoải mái hơn, từ đó giảm stress, căng thẳng.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai bạn không nên làm việc quá sức. Nếu làm việc hơn 41 tiếng mỗi tuần có thể khiến cao huyết áp thai kỳ nghiêm trọng hơn.
Một số kỹ thuật thở có kiểm soát như thở bằng cơ hoành có tác dụng làm dịu cơ thể. Đồng thời, nó còn xoa dịu tâm trí, làm giảm căng thẳng ở bà bầu. Bên cạnh đó, thở cơ hoành giúp hơi thở mạnh mẽ hơn, giảm áp lực cho các cơ bắp khác ở cổ và ngực. Từ đó, nó giúp ổn định huyết áp cho bà bầu, tránh tình trạng cao huyết áp ở bà bầu xảy ra.
Để thực hiện, bạn chỉ cần nằm thoải mái hoặc ngồi trên ghế. Đặt gối ở dưới khoeo chân, để đầu gối gập xuống nếu bạn nằm. Đặt tay trên ngực và dưới xương lồng ngực để cảm nhận cơ hoành chuyển động.
Hít vào từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng. Trong quá trình thở hãy đếm thầm từ 1 đến 5. Sau đó lặp lại và giữ hơi thở đều đặn, chậm rãi ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nghe nhạc nhẹ nhàng kết hợp với thở chậm rãi giúp ổn định huyết áp cho bà bầu hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn một số bản nhạc thư giãn như: Celtic, nhạc cổ điển, nhạc Ấn Độ hoặc một bài hát êm dịu để truyền cảm hứng tích cực.
Không nên nghe nhạc lớn, tiết tấu mạnh như Rock And Roll, Pop, Heavy mental...Bởi chúng có thể gây tác dụng ngược và ảnh hưởng xấu đến tình trạng huyết áp của bạn.
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây cao huyết áp. Chính vì thế, trong quá trình mang thai bạn cần tránh xa thuốc lá và khói thuốc.
Nếu bạn hút thuốc lá trước đó hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi mang thai. Bên cạnh đó, hãy trao đổi với bác sĩ phương pháp cai thuốc an toàn cho mẹ và bé.
Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây cao huyết áp mà còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, Cao huyết áp do hút thuốc lá và uống rượu bia: Nguyên nhân có thể tự điều chỉnh, mẹ bầu nên tự điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì và tăng huyết áp. Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ là rất cần thiết để ổn định huyết áp và đảm bảo sức khoẻ.
Mặc dù natri rất cần thiết cho cơ thể, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến cao huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ. Để ổn định huyết áp cho bà bầu bạn cần giảm natri trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Không nên sử dụng muối khi nấu ăn. Thay vào đó có thể sử dụng gia vị thay thế như hạt tiêu xanh, các loại rau thơm.
Rửa sạch thực phẩm đóng hộp. Sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp. Tránh thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, các món chiên, nướng,...
Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và có tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng hàng ngày. Trong thời gian mang thai, khẩu phần ăn của bà bầu cần đảm bảo ít nhất 6 - 8 phần ngũ cốc mỗi ngày. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì nguyên cám,...
Chế độ ăn uống giúp ổn định huyết áp ở bà bầu cần được bổ sung thực phẩm giàu kali. Một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu bao gồm: Cà chua, khoai lang, đậu, các loại quả cam, bưởi, quýt, dưa vàng, trái cây sấy khô... Lượng kali cần thiết cho bà bầu mỗi ngày khoảng 2,000-4,000 mg.
Bổ sung sữa đậu nành và các sản phẩm sữa ít béo vào chế độ ăn hàng ngày có thể làm giảm tình trạng cao huyết áp tâm thu. Một số sản phẩm từ sữa bạn có thể sử dụng như sữa tươi không đường hoặc ít đường, sữa chua và phô mai ít béo. Tuy nhiên bạn cần tiêu thụ phô mai ở mức độ vừa phải bởi chúng có hàm lượng natri cao.
Đây là những loại đồ uống có hại cho huyết áp và tim mạch. Caffeine và rượu, bia còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, để ổn định huyết áp cho bà bầu, bạn cần tránh các loại đồ uống này.
Uống cà phê khi mang thai sẽ làm giảm lưu lượng máu qua nhau thai, tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, tốt hơn hết bạn nên loại bỏ cà phê trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Khi được chẩn đoán cao huyết áp thai kỳ, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm bổ sung bạn đang sử dụng để xem chúng có an toàn hay không.
Thường xuyên đo huyết áp và kiểm soát nghiêm ngặt. Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường như: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu dữ dội, mắt mờ hoặc mù tạm thời, sưng phù đột ngột, buồn nôn hay nôn mửa, thở gấp... để được thăm khám kịp thời.
Ổn định cao huyết áp cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự uống thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc trước khi bác sĩ yêu cầu.
Không sử dụng các thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, và thuốc ức chế renin cho thai phụ. Bởi nó không an toàn và có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.