Các phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống

Các phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống
Hiện nay căn bệnh thoái hóa cột sống đang ngày càng bị trẻ hóa. Vậy để nhận biết và chữa trị kịp thời cần có những phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống như thế nào?

Căn bệnh thoái hóa cột sống đem lại rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt. Đặc biệt ngày nay độ tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống đang ngày càng trẻ hóa hơn. Vậy để phòng tránh những nguy cơ cũng như một số bất tiện về sau thì cần làm gì để kiểm tra thoái hóa cột sống? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống.

1. Kiểm tra thoái hóa cột sống bằng phương pháp chụp X-Quang thường

Tia X-Quang là một loại tia bức xạ có năng lượng cao. Khi máy chụp X-Quang phát ra những chùm tia X, chúng sẽ có thể dễ dàng xuyên qua những phần mô mềm một cách dễ dàng. Nhờ đó mà có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán được tình hình bên trong cơ thể.

Cách kiểm tra thoái hóa cột sống này được đánh giá là khá nhanh chóng, thao tác dễ dàng và có giá cả phải chăng. Chúng có thể phù hợp để giải quyết được nhiều tình hình sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên để đánh giá được những bộ phận cơ thể nhất định như các mô mềm, các bộ phận bên trong cơ thể như não hoặc tim,... thì chụp X-Quang thông thường không thể đánh giá hết.

Phương pháp chụp X-Quang được sử dụng phổ biến ở rất nhiều trong công tác chẩn đoán chấn thương. Với phương pháp chụp x-Quang thường sẽ được dùng để xem xét như gãy xương, gãy răng hoặc một số sự cố của xương, chẩn đoán các vấn đề ở khe khớp, cột sống,...

Với việc chẩn đoán thoái hóa cột sống thì chụp X-Quang thường sẽ là một giải pháp vừa đơn giản, chính xác và chi phí phải chăng.

2. Phương pháp chụp cắt lớp CT

Phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống chụp cắt lớp CT là phương pháp sử dụng nhiều tia X để quyets lên những bộ phận cần kiểm tra của cơ thể theo chiều cắt ngang. Sau đó chúng sẽ được phối hợp với máy tính để cho ra những hình ảnh đa chiều về bộ phận vừa được chụp chiếu.

Chụp cắt lớp CT cho ra những hình ảnh rõ nét, dễ dàng xem và chẩn đoán và có độ phân giải hình ảnh độ mềm cao hơn so với phương pháp chụp X-Quang thông thường.

Phương pháp chụp CT được sử dụng rất nhiều trong những trường hợp mắc các bệnh lý về xương nhờ vào độ phân giải hình ảnh cao, đặc biệt là phân giải hình ảnh không gian đối với xương khớp. Ngoài ra chụp CT cũng được sử dụng để chẩn đoán lâm sàng với những trường hợp như gặp những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và não, phát hiện các khối u, tái tạo hình ảnh 3D,...

Với bệnh thoái hóa cột sống, chụp cắt lớp CT sẽ giúp cho bác sẽ có thể dễ dàng quan sát được kích cỡ của ống tủy sống, những cấu trúc liền kề và các thành phần có bên trong ống tủy sống.

3. Phương pháp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng sóng từ trường và sóng radio để cắt lớp hình ảnh các bộ phận bên trong cũng giúp kiểm tra thoái hóa cột sống. Dưới những tác động của từ trường và sóng radio, các nguyên tử hydrogen sẽ được hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Trong quá trình phóng thích đó sẽ được máy thu nhận và xử lý, chuyển đổi thành hình ảnh.

Với bệnh thoái hóa cột sống, chụp cộng hưởng từ MRI sẽ giúp dễ dàng quan sát được hình ảnh của tủy sống, cấu trúc mô bao quanh và hệ thống rễ dây thần kinh. Nhờ đó mà phát hiện được các tác nhân tiềm ẩn xung quanh chúng.

Như vậy để kiểm tra tình trạng thoái hóa cột sống trước tiên phải dựa vào những triệu chứng thường thấy. Nếu có điều gì bất thường phải ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán bằng phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống chính xác và kịp thời nhất.


Tác giả: Nguyễn Thị An