Đau trong ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bị bệnh. Muốn giảm đau khi điều trị ung thư cần hiểu rõ mức độ đau và giai đoạn ung thư của người bệnh để tìm giải pháp giảm đau khi điều trị ung thư tốt nhất đối với bệnh nhân.
Giảm đau khi điều trị ung thư tại nhà là điều có thể thực hiện. Giảm đau trong ung thư có thể kiểm soát được ở hầu hết những người bị mắc bệnh ung thư. Bệnh nhân có thể giảm đau khi điều trị ung thư bằng cách kết hợp thuốc uống. Thuốc giảm đau khi điều trị ung thư hoạt động tốt nhất nếu được uống theo lịch trình thường xuyên và uống trước khi cơn đau xuất hiện hay nghiêm trọng.
Bệnh nhân ung thư cần lên kế hoạch để kiếm soát cơn đau do ung thư gây ra cũng như lên kế hoạch làm việc cho bản thân và gia đình, những người trực tiếp chăm sóc.
Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân suy nghĩ nhiều, lo lắng hay trầm cảm. Giảm đau khi điều trị ung thư tại nhà tốt nhất là cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị ung thư trước tiên. Vì khi bệnh nhân bị đau do ung thư lan rộng hoặc đau do ung thư kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị kiệt sức.
Mặc dù, giảm đau khi điều trị ung thư tại nhà không phải lúc nào cũng thuyên giảm hoàn toàn, nhưng có nhiều cách khiến cho đau trong ung thư bớt nghiêm trọng hơn, điều đó cho phép bệnh nhân bị đau ung thư có thể hoạt động bình thường.
Có thể giảm đau cho bệnh nhân ung thư khi điều trị tại nhà - Ảnh minh họa
Đối với các bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau hàng ngày, cơn đau vẫn thường xảy ra đột phát giữa thời gian cách liều. Lúc này, bệnh nhân cần uống thêm một loại thuốc giảm đau thứ hai.
Vì thế, không cần quá ngạc nhiên khi phải sử dụng đến 2 loại thuốc giảm đau để giảm đau khi điều trị ung thư. Luôn nói rõ mức độ đau khi điều trị ung thư để sử dụng thuốc và liều thuốc điều chỉnh phù hợp nhất.
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm hỗ trợ giảm đau khi điều trị ung thư thường có tác dụng chậm, kéo dài đến vài tuần. Thuốc hỗ trợ khiến bệnh nhân dễ ngủ hơn, có thể dùng vào buổi sáng hay buổi tối như elavil, pamelor, norpramin.
- Thuốc chống động kinh (co giật): Là loại thuốc giảm đau khi điều trị ung thư có thể dùng trong các trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh. Thuốc chống kích động (excitability) cũng làm giảm đau khi điều trị ung thư.
- Corticosteroid: Nhóm thuốc giảm đau khi điều trị ung thư này có tác dụng tạm thời va lâu dài nặng nề nên chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết với chỉ dẫn và theo dõi từ bác sĩ.
- Bisphosphonate: Nhóm thuốc kìm hãm sự phá hủy của xương giúp giảm đau khi điều trị ung thư cho bệnh nhân bị ung thư về xương, di căn đến xương.
- Calcitonin (sandostatin): Thuốc giảm đau khi điều trị ung thư có tác dụng cho đau do tắc ruột và những trường hợp đau bị tiêu chảy nặng.
- Nhóm thuốc phóng xạ: Đây là nhóm thuốc cần hơn 2 tuần để có tác dụng đối với giảm đau khi điều trị ung thư và có tác dụng kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, thuốc gây ra những biến chứng nặng có thể khiến bệnh nhân bị đau nặng hơn khi dùng thuốc sau đó mới phát huy tác dụng giảm đau.
- Ứng dụng độc tố của cá nóc: Puffer fish (tetradotoxin) cùng một số loài ốc sên, sinh vật biển. Sự khác biệt cơ bản như cân bằng chuyển hóa, giảm axit hóa, giảm thiếu oxy, ứ đọng tuần hoàn, khai thác và tìm ra phương pháp an toàn, hiệu quả là nghiên cứu mới giảm đau khi điều trị ung thư.
Kế hoạch sử dụng thuốc giảm đau khi điều trị ung thư:
- Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau khi điều trị ung thư, dùng thường xuyên để duy trì mức độ ổn định của thuốc trong cơ thể với dạng miếng dán hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
- Cơn đau dường như không còn nữa hoặc biến mất rồi quay lại trước khi bạn dùng liều thuốc giảm đau tiếp theo đồng nghĩa với kế hoạch giảm đau khi dùng thuốc của bạn cần được thay đổi.
Máy siêu âm thần kinh, máy X quang với màn hình tăng sáng, máy chụp cắt lớp vi tính,... làm phong bế đường dẫn truyền đau từ ngoại vi lên não giúp người bệnh ung thư giảm đau.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp giảm đau khi điều trị ung thư, kiểm soát cơn đau ung thư như: Châm cứu, phương pháp phản hồi sinh học, kiểm soát chức năng cơ thể như nhịp tim, thư giãn cơ bắp giúp giảm đau, các bài tập thở và thiền.
- Chia sẻ nỗi đau, nói lại nỗi đau của nhóm ung thư, đau ở đâu, khi nào bắt đầu, kéo dài bao lâu và có cảm giác thay đổi, vấn đề tác động khiến cơn đau được thuyên giảm hay bị tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống thế nào.
- Khi các loại thuốc giảm đau theo quy định không hoạt động được như mong đợi, hãy nói cho nhóm ung thư của bạn biết.
- Có thể sử dụng thang đánh giá mức độ đau từ 0 đến 10 để thể hiện tình trạng đau của mình, giải thích nỗi đau do ung thư gây ra với người khác.
Giảm đau khi điều trị ung thư đạt hiệu quả khi các cơn đau do ung thư được giảm bớt - Ảnh minh họa
- Dùng thuốc giảm đau theo quy định, đau ung thư mãn tính nên dùng thuốc theo giờ và chỉ thay khi cơn đau xảy ra dữ dội. Kiểm tra với nhóm ung thư để xem lịch trình dùng thuốc có cần thay đổi hay không.
- Giảm đau khi điều trị ung thư đạt hiệu quả, khi cơn đau được giảm bớt, bệnh nhân hãy tăng mức độ hoạt động của mình.
- Tránh đột ngột dùng thuốc giảm đau khi điều trị ung thư. Thay vào đó hãy giảm liều từ từ khi cơn đau trong điều trị ung thư giảm.
- Một số người cảm thấy buồn nôn khi sử dụng thuốc giảm đau đúng liều, hãy hỏi nhóm ung thư về thay đổi để kiểm soát cơn buồn nôn.
- Thuốc giảm đau khi điều trị ung thư có thể khiến bệnh nhân buồn ngủ, chóng mặt. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại, sau một vài ngày triệu chứng trên sẽ thuyên giảm.
- Những người dùng thuốc giảm đau thường được dùng kèm thuốc nhận tràng hoặc thuốc làm mềm phân để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra kèm theo một số tác dụng phụ phổ biến.
- Luôn theo dõi tình trạng bệnh, các tác dụng phụ khác mà bạn nhận thấy.
- Không tự ý nghiền nát thuốc giảm đau trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Vì đối với một số loại thuốc uống bị nghiền nát có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
- Nếu thuốc giảm đau không kiểm soát được cơn đau hãy gặp bác sĩ để tìm biện pháp khác.
- Giữ đơn thuốc giảm đau để sử dụng khi cần.
- Luôn quan sát, theo dõi bệnh nhân có dấu hiệu đau. Hỏi bệnh nhân về cơn đau nếu thấy trên gương mặt bệnh nhân có hiện tượng nhăn nhó, miệng rên rỉ, căng thẳng và miễn cưỡng di chuyển trên giường.
- Tắm nước ấm, sử dụng khăn ấm trên vùng đau, massage nhẹ làm giảm cơn đau cho bệnh nhân.
- Cung cấp thực phẩm giàu chất xơ cho bệnh nhân.
- Theo dõi bệnh nhân về triệu chứng chóng mặt sau khi sử dụng loại thuốc giảm đau mới hoặc thay đổi liều thuốc.
- Giúp đỡ bệnh nhân đi lại đến khi bệnh nhân có thể tự đi lại một mình đảm bảo an toàn.
- Thực hiện các hoạt động đánh lạc tâm trí người bệnh: Giảm đau trong điều trị ung thư như: Tắm nước ấm, đọc sách, xem TV, nghe nhạc, đi bộ, thể dục nhẹ nhàng,...
- Lập kế hoạch hoạt động cho bệnh nhân đang thực hiện giảm đau khi điều trị ung thư lúc bệnh nhân tỉnh táo, thoải mái.