Các phương pháp giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư

Các phương pháp giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau do ung thư, mỗi bệnh nhân có những nguyên nhân đau khác nhau hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân. Vậy làm thế nào để giúp bệnh nhân ung thư giảm bớt đau đớn để kéo dài sự sống?

Đau là triệu chứng xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Triệu chứng đau gây nhiều khó chịu mệt mỏi cho bệnh nhân. Nếu kiểm soát tốt triệu chứng đau sẽ đem lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho bệnh nhân trong những ngày cuối đời. Vì vậy sử dụng các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối rất được quan tâm.

1. Nguyên nhân gây đau do ung thư

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau do ung thư, mỗi bệnh nhân có những nguyên nhân đau khác nhau hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân.

- Do chèn ép thần kinh: khi khối u quá to hoặc có di căn gây chèn ép các dây thần kinh gây triệu chứng đau 

- Do chèn ép vào các tạng , phần mềm, gây các triệu chứng chèn ép, bít tắc như tắc ruột, chèn ép niệu quản 

- Do viêm, loét : có thể xảy ra tại vị trí khối u hoặc cơ quan lân cận xung quanh, xuất hiện ngoài da. Đau do loạn cảm: do sự dẫn truyền không đúng vị trí của dây thần kinh vào não bộ, hoặc do sự nhận cảm sai của chính não bộ. 

- Do tâm lí: bệnh nhân ung thư thường hay có cảm giác chán nản,mệt mỏi do quá trình điều trị lâu dài. Thêm nữa thường hay xuất hiện cảm giác lo lắng, buồn chán. Những yếu tố tâm lí này làm cảm giác đau của bệnh nhân tăng lên. Hoặc chỉ cần những kích thích nhẹ cũng đã gây cảm giác đau.

2. Đánh giá đau khi bị ung thư

Để đưa ra các biện pháp điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ cần đánh giá mức độ của bệnh nhân. Từ đó kết hợp với các kết quả thăm khám và cận lâm sàng khác để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Mức độ đau của mỗi bệnh nhân thể hiện khác nhau tùy theo mức độ đau và mức độ chịu đựng của mỗi cá thể. Đánh giá đau trong ung thư giai đoạn cuối dựa trên một số đánh giá sau:

- Dựa vào hỏi bệnh nhân, về tự cảm nhận mức độ đau, mức độ chịu đựng của bệnh nhân với cơn đau. 

- Cần đánh giá về vị trí đau, hướng lan của cơn đau. Cơn đau xuất hiện khi nào, tăng lên hay giảm đi khi nào? 

- Ảnh hưởng của cơn đau tới bệnh nhân, cơn đau có ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân hay không?

- Mức độ phàn nàn của bệnh nhân, mức độ sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau của bệnh nhân hiện tại. Mức độ kiểm soát được cơn đau hiện tại với thuốc giảm đau đang sử dụng. 

3. Các biện pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

3.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đối với mọi bệnh nhân ung thư, kể cả ở giai đoạn sớm hoặc muộn. Sử dụng thuốc giảm đau nên tuân thủ các nguyên tắc của sử dụng thuốc, phải tuân thủ liều lượng, cách sử dụng, các tác dụng phụ của thuốc. Thuốc giảm đau được lựa chọn theo từng tình trạng bệnh nhân .

Thuốc giảm đau được chia làm 3 bậc giảm đau:

- Thuốc giảm đau bậc 1: là các loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng các cơn đau nhẹ đến trung bình. Các thuốc thường hay sử dụng như paracetamol, aspirin, .. 

- Thuốc giảm đau bậc 2: gồm các loại thuốc có cơ chế tác dụng gióng morphin nhưng hiệu quả giảm đau yếu hơn. Thuốc loại này được sử dụng với những bệnh nhân có cơn đau nhiều. Khi sử dụng cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Trên thực tế hay sử dụng : codein, tramadol. 

- Thuốc giảm đau bậc 3: là các opioid mạnh như morphin. Đây là thuốc giảm đau có tác dụng mạnh nhất trong bậc thang giảm đau. Thuốc được dành cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khi các thuốc giảm đau khác không còn tác dụng. Đặc biệt, thuốc chỉ được cấp khi có đơn và nếu chưa sử dụng hết sẽ phải thu hồi sau khi người bệnh qua đời.

3.2. Hóa chất chống đau

Các loại hóa chất có tác dụng phá hủy các tế bào ung thư, giảm các triệu chứng của ung thư. Sử dụng hóa chất để điều trị đau thường có liều thấp hơn so với liều dùng để điều trịUng thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sống được bao lâu? triệt căn. Các hóa chất dùng để làm giảm các triệu chứng đau có thể dùng đơn hóa chất hoặc nhiều hóa chất phối hợp. Ưu tiên sử dụng các loại hóa chất có ít tác dụng phụ .

3.3. Liệu pháp tâm lí

Là phương pháp sử dụng các liệu pháp tâm lí được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ tâm lí làm giảm triệu chứng đau do sự lo lắng quá mức ở các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

3.4. Chăm sóc giảm nhẹ

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa chăm sóc giảm nhẹ là một tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình họ, giúp họ đối mặt với các vấn đề liên quan với bệnh tật đe dọa tính mạng thông qua việc phòng ngừa, giảm bớt sự đau khổ bằng cách xác định sớm, đánh giá toàn diện và điều trị đau và các vấn đề khác về mặt thể xác, tâm lý và các yếu tố liên quan. Chăm sóc giảm nhẹ là liệu pháp kết hợp nhiều phương pháp, đặt yếu tố cá thể từng bệnh nhân lên trên. Phương pháp này hiện nay đang rất được quan tâm nghiên cứu và áp dụng để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

3.5. Tập luyện nhẹ nhàng

Khi đã mắc bệnh ung thư nghĩa là bệnh nhân sẽ phải đối phó với một loại tác dụng phụ về thể chất, tinh thần, tình cảm. Sau khi xạ trị và hóa trị, bệnh nhân có thể mắc chứng rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, táo bón/tiêu chảy, thiếu máu, chảy máu rối loạn, nhiễm trùng….

Đặc biệt, về mặt tinh thần có thể bị trầm cảm và suy sụp. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên tập yoga để giảm bớt các tác dụng phụ sau điều trị để thúc đẩy sức khỏe và tinh thần. Bởi Yoga giúp:

- Cải thiện giấc ngủ, giảm đau

- Giảm stress

- Giảm mệt mỏi

- Thúc đẩy năng lượng

- Cải thiện chức năng thể chất tổng thể

Do vậy ngoài sử dụng các phương pháp giảm đau như dùng thuốc thì tập luyện cũng là một phương pháp giúp bệnh nhân vừa cải thiện sức khỏe, vừa đẩy lùi bớt những cơn đau. 

Tác giả: MN