Dù chưa phải là giai đoạn nghiêm trọng, nhưng xơ gan còn bù cũng cần được điều trị sớm và đúng cách. Việc điều trị sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị xơ gan còn bù trong bài viết sau.
Bệnh xơ gan thường được chia thành 2 giai đoạn là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Hiện nay chưa có giải pháp nào để có thể chữa khỏi xơ gan một cách triệt để. Dù vậy, bệnh vẫn có thể được kiểm soát và phục hồi ở mức tương đối nếu điều trị ở giai đoạn còn bù.
Tuy nhiên, bệnh nhân lại thường phát hiện bệnh ở các giai đoạn nghiêm trọng, thậm chí là mất bù. Do đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và khả năng hồi phục cũng sẽ thấp hơn. Bởi lúc này, các phương pháp điều trị theo nguyên nhân sẽ không còn hiệu quả.
Về nguyên tắc, điều trị xơ gan còn bù sẽ được chú trọng vào việc điều trị theo nguyên nhân. Đặc biệt là các nguyên nhân gây xơ gan còn bù phổ biến như vi rút, nhiễm độc hay rượu. Đối với xơ gan do bia rượu, bệnh nhân sẽ được yêu cầu kiêng rượu hoàn toàn.
Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống và vận động phù hợp để kiểm soát cân nặng của mình. Ngược lại, bệnh nhân xơ gan còn bù do vi rút sẽ được điều trị theo hướng kháng vi rút. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng vi rút để cải thiện tình trạng bệnh.
Điều trị bảo tồn và nội khoa là phương pháp quan trọng trong điều trị xơ gan còn bù. Các phương pháp này được sử dụng với mục đích chính và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Đồng thời, điều trị nội khoa còn có tác dụng ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc. Tuy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ yêu cầu các loại thuốc như:
- Thuốc lợi tiểu.
- Lactulose.
- Các loại thuốc giúp ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa như Propranolol.
- Các loại thuốc giúp tăng cường và bảo vệ chức năng gan.
- Các loại thuốc có tác dụng chống xơ hóa như Corticoids và Colchicine.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tái khám kỳ để theo dõi bệnh tình. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh nhân cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh. Cụ thể, bệnh nhân xơ gan còn bù cần đáp ứng tốt các yêu cầu sau:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là nhóm chất đạm, chất xơ và vitamin.
- Tránh sử dụng các loại thức uống có cồn như bia, rượu, đồ uống có gas và thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng muối và các loại gia vị có tính cay, nóng như tiêu và ớt.
- Hạn chế các loại dầu, mỡ có nguồn gốc từ động vật. Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành…
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố có hại cho gan như khói bụi, ô nhiễm, các chất độc hại…
- Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ và khoa học.
- Tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ về việc điều trị.
- Không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Tế bào gốc là một phương pháp điều trị mới và tiến độ trong nền y học hiện đại. Điều trị xơ gan còn bù bằng tế bào gốc có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn được cho là an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Phương pháp tế bào gốc thường được dùng trong điều trị xơ gan do rượu, ứ mật, sán máng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn dinh dưỡng hay do sử dụng các thuốc và chất độc hại.
Tế bào gốc trong điều trị xơ gan còn bù là một loại tế bào nguyên thủy đa năng. Do đó, nó có khả năng tự làm mới và sao chép. Sau thời gian thuần dưỡng và định hướng trong phòng thực nghiệm, nó có thể biệt hóa thành tế bào gan ở người trong một điều kiện nhất định.
Tế bào gốc thường được chuyển đến gan của bệnh nhân thông qua con đường động mạch. Khi đến gan, tế bào gốc sẽ sửa chữa và tái sinh các tế bào gan đã bị tổn thương. Từ đó, chức năng gan của bệnh nhân cũng sẽ bắt đầu được khôi phục.
Điều trị xơ gan còn bù là cách để hạn chế xơ gan phát triển và ngăn ngừa biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.