Ung thư da là bệnh lý xảy ra do các tế bào biểu mô của da bị biến đổi, phần lớn do tia UV của ánh sáng mặt trời hoặc các chất độc hại gây ra. Có rất nhiều loại ung thư da, thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.
Ung thư da là căn bệnh không ngoại trừ một đối tượng nào, tuy nhiên phần lớn ở người già, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Ngoài ra, bệnh xuất hiện ở vùng da hở, 90% ở vùng mặt. Về nguyên nhân sinh bệnh, ung thư da chủ yếu do tia cực tím. Một số nguyên nhân khác như tia phóng xạ, chất thạch tín, hóa chất diệt cỏ.
Ngày nay, điều trị ung thư da không còn là một vấn đề mới, những phương pháp điều trị tích cực có thể giúp bệnh nhân phục hồi và kéo dài thời gian sống. Trước khi tìm hiểu những phương pháp điều trị ung thư da, bạn cần biết những nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh đang ngày càng phổ biến này.
- Màu da: Những người da sáng, mắt xanh, tóc bạch kim hoặc đỏ có nguy cơ ung thư da cao.
- Tàn nhang, viêm da mãn tính hoặc chấn thương da.
- Da tiếp xúc với bức xạ cực tím và bức xạ ion hóa.
- Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư.
Ung thư da gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
- Triệu chứng của bệnh ung thư da là gì?
- Vết loét lâu liền hoặc vết loét rớm máu
- Biến đổi dày sừng có loét, nổi cục, dễ chảy máu
- Loét hoặc nổi cục trên bề mặt sẹo cũ
- Xuất hiện mảng đỏ mạn tính có loét
Thông thường, những triệu chứng của bệnh ung thư da rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh ngoài da thường gặp như viêm da, viêm da cơ địa, vảy nến, ngứa, mề đay, dị ứng… Vì vậy, bạn cần biết chính xác những nguyên nhân gây ra các biểu hiện trên da để kịp thời có những phương pháp xử lý.
Giai đoạn I : Xuất hiện khối u có đường kính ≤ 2 cm. Chưa di căn hạch.
Giai đoạn II: U có đường kính từ 2-5 cm hoặc u có đường kính lớn hơn 5 cm. Chưa di căn hạch.
Giai đoạn III: U xâm lấn vào cơ, sụn, xương, chưa di căn hạch. Hoặc u có đường kính bất kỳ và di căn hạch khu vực.
Các giai đoạn phát triển của ung thư da. (Ảnh minh họa: Nguồn internet)
Giai đoạn IV: U có đường kính bất kỳ hoặc u xâm lấn vào các tổ chức khác, có hoặc không di căn hạch, có di căn xa phổi, xương, gan, não.
Dựa vào khám nghiệm lâm sàng và sinh thiết tổn thương. Có thể bị nhầm với các thương tổn sau:
- Loét nhiễm trùng do nấm, viêm lao, giang mai.
- Loét do thiểu dưỡng như ứ trệ tĩnh mạch, loét do thiếu máu động mạch, bệnh thần kinh, bệnh xơ da tiền ung thư.
- Các ung thư hắc tố không có sắc tố.
- Cần lấy đủ độ sâu để xác định mức xâm nhập tế bào ung thư qua màng đáy.
- Sinh thiết cắt bỏ những thương tổn dưới 3 cm, có thể làm chẩn đoán tức thì hoặc trng 48 giờ.
Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư da nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng phục hồi rất cao. Mặc dù tế bào ung thư da phát triển chậm hơn so với các bệnh ung thư khác và khó có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể nhưng bệnh nhân vẫn cần hết sức cẩn thận và lựa chọn kỹ những phương pháp điều trị ung thư da hợp lý theo tư vấn của chuyên gia.
Một số phương pháp điều trị ung thư da hiệu quả và tốt nhất hiện nay:
Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị ung thư phổ biến.
– Nguyên tắc chung:
Ung thư biểu mô tế bào gai cần phẫu thuật rộng hơn, diện cắt trên 2 cm so với loại ung thư biểu mô tế bài đáy diện cắt dưới 1cm.
Ung thư biểu mô tế bào đáy không cần điều trị hạch.
Chẩn đoán ung thư da. (Ảnh: Internet)
Ung thư biểu mô tế bào gai phải cân nhắc điều trị hạch bạch huyết vùng.
– Nạo và đốt điện hoặc áp lạnh; ít dùng, nếu có thể chỉ dùng cho loại ung thư biểu mô đáy. Khi tái phát sẽ chống chỉ định.
– Cắt bỏ rộng u: Trước mô cần điều trị chống viêm quanh u, chống nhiễm trùng. Cắt bỏ rộng u theo kỹ thuật cổ điển, dùng dao điện cắt u để tăng diện đốt rộng và đỡ chảy máu. Những vị trí khó lấy u, u rộng đôi khi phải tổ chức hai ê kíp mổ với hai mục đích khác nhau: lấy rộng u và tạo hình thay thế vùng khuyết bằng tổ chức da và dưới da.
– Vét hạch: Nếu chưa di căn hạch có thể theo dõi khi u nguyên phát nhỏ. Trong ung thư da hạch hay phản ứng viêm, nên cần điều trị kháng sinh trước. Vét hạch theo nguyên tắc tùy các chặng hạch như cổ, nách, bẹn…
Xạ trị là biện pháp điều trị ung thư da phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều hạn chế khi nó khiến cho tóc bệnh nhân rụng, sức khỏe suy kiệt.. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng sau xạ trị cần được hết sức quan tâm.
Ung thư biểu mô tế bào đáy nhạy cảm với tia xa nên việc tia áp sát tại chỗ bằng cesium hay P32 cũng đem lại hiệu quả ngang với phẫu thuật. Tuy nhiên cần chú ý các vị trí gần mắt, niêm mạc mũi miệng dễ bị bỏng, bỏng do tia thứ phát. Loại ung thư biểu mô gai kháng tia mạnh nên có thể dùng nguồn tia áp sát mạnh nhưng kết quả không rõ ràng và tin cậy như dùng phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị ung thư da. (Ảnh: Internet)
Đối với hạch, tia xạ rất ít tác dụng. Nhìn chung, trong ung thư biểu mô gai chỉ dùng tia xạ với mục đích điều trị tạm thời hoặc bổ sung trong một số trường hợp.
Hóa chất tại chỗ: dùng kèm 5FU 1-5% bôi 2 lần/ ngày, bôi trong 4-6 ngày có thể điều trị khỏi các thương tổn tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô đáy nông nhỏ.
Hóa chất toàn thân: ít dùng để điều trị bổ sung. Trong một số trường hợp đặc biệt dùng điều trị tạm thời bằng 5FU và một số hóa chất khác theo chỉ định của bác sĩ khi ung thư di căn rộng.