Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
Hiện nay bệnh nhân điều trị ung thư buồng trứng có thể được chỉ định bằng một số phương pháp như: phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị,...

Hiện nay, điều trị ung thư buồng trứng tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố và với từng diễn biến sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong điều trị ung thư buồng trứng thường sử dụng các phương pháp như: phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị, hóa trị....

1. Điều trị ung thư buồng trứng bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư buồng trứng được nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sau khi chẩn đoán mắc bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ những bộ phận có khối u tồn tại như: mạc nối, hạch trong ổ bụng và thêm những phần liên quan đến hướng di chuyển, phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng. 

Trong trường hợp tế bào đã lan rộng ra, bác sĩ chọn cách cắt bỏ hết các tế bào ung thư một cách tối đa. Tuy nhiên phương pháp này cũng không loại bỏ được hoàn toàn khối u ác tính gây ung thư, vì thế sau đó bệnh nhân cần phải điều trị bằng hóa chất hoặc xạ trị. 

Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Vài ngày sau đó, bệnh nhân đi tiểu rất khó khăn, nhu động chưa bình thường trở lại.

2. Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng này thường được sử dụng sau khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật nhằm tiêu diệt hết các phần u còn sót lại. 

Hiện nay hóa trị liệu có thể đưa thuốc vào cơ thể bằng cách: tiêm vào tĩnh mạch, uống thuốc dạng viên nén hoặc đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Sau khi hóa trị kết thúc, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật xét nghiệm quan sát ổ bụng trực tiếp. Để kiểm tra tác dụng của thuốc lên cơ thể, có thể kiểm tra bằng cách kiểm tra dịch, mẫu mô của bệnh nhân. 

Có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp khi phương pháp hóa trị liệu kết thúc. Có thể kiểm tra tác dụng của thuốc lên cơ thể bệnh nhân có xảy ra hay không bằng cách kiểm tra dịch và mẫu mô của bệnh nhân đó.

Tác dụng phụ của điều trị ung thư buồng trứng bằng hóa trị liệu là gây ra cảm giác buồn nôn, nôn, ỉa chảy, mệt mỏi, chán ăn kèm theo tê bì chân tay, rụng tóc, đau đầu, xạm da.

Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm bệnh nhân không nghe rõ và gây tổn thương đến thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.

3. Xạ trị

Xạ trị là cách điều trị ung thư buồng trứng bằng tia phóng xạ có năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này chỉ có tác dụng với tế bào ở vùng chiếu xạ. 

Tia phóng xạ xuất phát từ một máy phóng xạ và có tác dụng điều trị ung thư buồng trứng ngay trong màng bụng. Bằng con đường đưa dung dịch phóng xạ trực tiếp vào ổ bụng qua ống thông, xạ trị sẽ ảnh hưởng đến cả các tế bào bình thường lẫn tế bào ảnh hưởng nên thường xuyên có các tác dụng phụ cho người bệnh điều trị ung thư buồng trứng.

Đó là cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, tiêu chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc gây ra hiện tượng đau bụng và tắc ruột.



Tác giả: Phương Thuận