Đĩa đệm là một cấu trúc dạng đĩa nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm cột sống được tạo thành từ một lõi bên trong mềm mại và một vòng bao bên ngoài chắc chắn.
Đĩa đệm giúp đệm giữa các đốt sống, giúp đốt sống linh hoạt, có thể uốn cong và vặn xoắn. Gần như tất cả mọi đĩa đệm bị phá vỡ theo thời gian, nhưng không phải ai cũng cảm thấy đau đớn. Nếu đĩa đệm cột sống bị thoái hóa là lý do khiến bị đau, lúc đó gọi là bị bệnh thoái hóa đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là khi đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí của nó hay bị vỡ ra, hoặc thành phần mềm bên trong nhân đệm bị thoát ra ngoài.
Các đĩa đệm thay đổi theo những cách có thể gây ra bệnh đĩa đệm thoái hóa, chẳng hạn như:
- Khô: Khi bạn được sinh ra, các đĩa ở cột sống của bạn chủ yếu được tạo thành từ nước. Khi bạn già đi, chúng sẽ mất nước và trở nên mỏng và phẳng hơn. Các đĩa đệm trở nên phẳng do đó chức năng đệm giữa các đốt sống sẽ giảm, không thể hấp thụ các sốc ở cột sống mà do các sinh hoạt gây ra. Điều này có thể gây đau lưng hoặc vùng cột sống cổ .
- Vỡ đĩa đệm: Sự căng thẳng của các chuyển động hằng ngày và những chấn thương nhỏ qua thời gian có thể gây ra những chấn thương nhỏ ở vòng bao bên ngoài, nơi gần các dây thần kinh. Bất kỳ tổn thương nhỏ ở dây thần kinh có thể trở nên đau đớn. Và nếu vòng bao đĩa đệm bị vỡ, lõi mềm của đĩa có thể xuyên qua các vết nứt. Đĩa có thể phình ra hoặc trượt ra khỏi vị trí được gọi thoát vị. Nó có thể làm ảnh hưởng đến rễ thần kinh gần đó.
Hầu hết thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống lưng, ít hơn là ở cột sống cổ. Triệu chứng thường gặp là:
- Đau tay hoặc chân: Nếu thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng thấp, đau chủ yếu ở mông đùi, đôi khi lan đến bàn chân. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đau sẽ liên quan vai và cánh tay. Đau này có thể tăng lên khi ho, hắt hơi hoặc những động tác có liên quan tư thế cột sống.
- Tê hoặc đau nhói: Có thể có cảm giác tê tay hoặc chân hoặc đau nhói những vùng liên quan rễ thần kinh bị chèn ép.
- Yếu: Những cơ ở vùng bị chèn ép thần kinh nặng sẽ bị yếu. Điều này có thể gây té ngã, rớt bàn chân hoặc khó nâng bàn chân.
- Thỉnh thoảng cũng có người bị thoát vị đĩa đệm mà không có triệu chứng.
Cận lâm sàng: Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang động cột sống hoặc MRI, MSCT cột sống.
Thông thường, để giải quyết các cơn đau cấp tính bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định một số nhóm thuốc tây như sau:
Nhóm thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thường dùng là Paracetamol, Acetaminophen,… có tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau nhức đến não bộ, từ đó giúp giảm nhanh cơn đau
Thuốc kháng viêm không Steroid: Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cơ bản là Aspirin, Diclofenac,… khi sử dụng cần chú ý với trường hợp có tiền sử bệnh lý gan, thận. trim mạch.
Nhóm thuốc giãn cơ: Thường dùng như Myonal. Mydocalm,… kích thích thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép, vùng cơ giãn ra, vận động trở nên linh hoạt hơn.
Thuốc tiêm Corticoid: Khi thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn nặng người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, chỉ dùng thuốc giảm đau liều nhẹ cũng không đỡ. Lúc này bạn sẽ được chỉ định tiêm Corticoid để điều trị thoát vị đĩa đệm. Thuốc giảm đau liều mạnh này sẽ giúp đánh bật cơn đau nhanh chóng, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng.
Nhóm vitamin nhóm B: Phổ biến như vitamin B1, B6, B12,…
Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân không nên thực hiện mổ vì trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra nhiều rủi ro đáng tiếc như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết thương, tổn thương rễ dây thần kinh hoặc mô mềm bao quanh, tỷ lệ tái phát cao từ 5 – 10%,…
Vì thế tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm hay không. Hiện nay ngoài mổ hở thì kỹ thuật mổ nội soi, mổ vi phẫu.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây để giải quyết các cơn đau cấp tính và được chỉ định phẫu thuật khi bắt buộc thì y học Tây y hiện đại đã phát triển nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm được hiệu quả hơn có thể kể đến gồm: Điều trị bằng tia laser, sóng cao tần, chữa bệnh bằng tế bào gốc, tiêm ngoài màng cứng.