Các phương pháp chính trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp và một số biến chứng thường gặp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Các phương pháp chính trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp và một số biến chứng thường gặp
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp là phương pháp gần như chủ yếu nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật giúp loại bỏ khối u ác tính hoặc một phần của tuyến giáp, tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị căn bản và mang tính tiền đề trong hầu hết các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp. Nếu ung thư tuyến giáp được chẩn đoán bằng sinh thiết chọc kim (FNA) , phẫu thuật cắt bỏ khối u và phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp là những phương pháp được các bác sĩ khuyến nghị.

1. Phẫu thuật ung thư tuyến giáp bao gồm:

1.1. Phẫu thuật cắt thùy

Phẫu thuật cắt thùy là một phương pháp loại bỏ thùy chứa tế bào ung thư, thường là những mảnh nhỏ của tuyến giáp đóng vai trò là cầu nối giữa thùy trái và thùy phải. Đôi khi nó được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (thể nhú hoặc thể nang) nhỏ và không có dấu hiệu lan rộng ra ngoài tuyến giáp. Phương pháp này cũng được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp nếu kết quả sinh thiết FNA không đem lại kết luận rõ ràng.

Ưu điểm của phẫu thuật ung thư tuyến giáp cắt thùy là một số bệnh nhân có thể không cần phải uống thuốc nội tiết vì nó vẫn còn để lại một phần của tuyến giáp. Tuy nhiên bệnh nhân cần xét nghiệm định kỳ sau điều trị để phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát vì vẫn còn một phần tuyến giáp, các xét nghiệm phát hiện ung thư tái phát chẳng hạn như quét radioiodine và xét nghiệm máu thyroglobulin.

1.2. Cắt tuyến giáp

Cắt tuyến giáp là một trong những phương pháp chính trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Cũng giống như phẫu thuật cắt thùy, các bác sĩ sẽ rạch một vết mổ dài ở phía trước cổ, có thể để lại sẹo sau phẫu thuật.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ bắt buộc phải cắt toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân sau điều trị phải uống thuốc nội tiết hàng ngày để cân bằng lại hoạt động nội tiết của cơ thể. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là khả năng ung thư tái phát sẽ rất thấp, dường như là không còn. Tuy nhiên bạn vẫn cần kiểm tra định kỳ và đến gặp bác sĩ để thực hiện một số xét nghiệm.

1.3. Loại bỏ hạch bạch huyết

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể bao gồm cả phương pháp loại bỏ hạch bạch huyết. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khối u đã di căn sang các hạch bạch huyết gần đó.

Đối với ung thư nhú hoặc nang trong đó chỉ có 1 hoặc 2 hạch bạch huyết được cho là có chứa ung thư, các hạch to có thể được loại bỏ và bất kỳ tế bào ung thư nhỏ nào có thể còn lại sau đó được điều trị bằng iốt phóng xạ. Một số hạch bạch huyết gần tuyến giáp được loại bỏ trong một hoạt động được gọi là bóc tách cổ trung tâm.

2. Rủi ro và tác dụng phụ của phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có để lại biến chứng ít hay nhiều phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường được xuất viện sau vài ngày. Lúc này khi về nhà, bệnh nhân và người nhà cần chú ý theo dõi một số biến chứng hoặc ảnh hưởng do phẫu thuật ung thư tuyến giáp như:

- Khàn giọng tạm thời hoặc vĩnh viễn, có bệnh nhân còn bị mất giọng. Điều này có thể xảy ra nếu thanh quảnhoặc khí quản bị kích thích bởi ống thở được sử dụng trong khi phẫu thuật.

- Biến chứng này cũng có thể xảy ra nếu các dây thần kinh đến thanh quản (hoặc dây thanh âm) bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ nên kiểm tra dây thanh âm của bệnh nhân trước khi phẫu thuật để xem chúng có di chuyển bình thường không.

- Tổn thương tuyến cận giáp (tuyến nhỏ phía sau tuyến giáp giúp điều chỉnh nồng độ canxi). Điều này có thể dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp, gây co thắt cơ, cảm giác tê và ngứa ran.

- Chảy máu, mất máu hoặc hình thành cục máu đông lớn ở cổ (gọi là khối máu tụ )

- Nhiễm trùng

Dịch: https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/treating/surgery.html


Tác giả: Lê Cường