Các phương pháp bổ sung mangan giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Các phương pháp bổ sung mangan giúp cơ thể luôn khỏe mạnh
Mangan là khoáng chất với hàm lượng khá ít trong cơ thể, tuy nhiên nếu cơ thể bổ sung mangan không đủ sẽ có nhiều vấn đề nguy hiểm xảy ra chẳng hạn như tăng nguy cơ viêm xương khớp, suy giảm hệ miễn dịch, yếu xương,.. Vậy có những phương pháp bổ sung mangan nào?

1. Vai trò của mangan đối với cơ thể

Mangan giúp duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh, làm cho cơ thể tăng cường hấp thu canxi, cũng như cải thiện mật độ xương cột sống. Mangan cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, chữa động kinh, điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể.

Ngoài ra mangan cũng giúp giảm đau, chữa viêm, ngăn ngừa loãng xương, giảm hội chứng tiền kinh nguyệt và hỗ trợ hấp thu các vitamin trong cơ thể chúng ta.

Bổ sung mangan thường được sử dụng khi cơ thể thiếu mangan hoặc dùng trong điều trị. Những người không có đủ mangan trong chế độ ăn uống hoặc nhu cầu cao cần phải bổ sung mangan để giúp cơ thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp bổ sung mangan cho cơ thể.

2. Bổ sung mangan thông qua chế độ ăn uống

Để có một sức khỏe tốt, điều quan trọng là bạn nên có một chế độ ăn uống cần bằng và đa dạng thực phẩm. Đối với khoáng chất cũng vậy, đối với phương pháp bổ sung mangan đầu tiên cần nhớ đó là chúng ta nên xem xét lại chế độ ăn uống hằng ngày của mình, vì mangan có nhiều trong những thực phẩm chúng ta hay sử dụng như ngũ cốc nguyên hạt, rau diếp, đậu khô và đậu Hà Lan.

Hàm lượng mangan được khuyến cáo như sau:

- Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi: 0,003mg/ngày

- Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 0,6mg/ngày

- Trẻ em 1-3 tuổi: 1,2mg/ngày

- Trẻ em 4-8 tuổi: 1,5mg/ngày

- Trẻ em từ 9-13 tuổi: 1,6-1,9mg/ngày

- Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 1,6-2,2mg/ngày

- Người lớn từ 19 tuổi trở lên: 1,8-2,3mg/ngày

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 2,0-2,6mg/ngày.

Nếu áp dụng phương pháp bổ sung mangan qua thực phẩm thì có một số nhóm thực phẩm giàu mangan mà bạn có thể tham khảo như:

- Yến mạch, lúa mì

- Đậu nành

- Hạnh nhân

- Tỏi

- Đinh hương

- Gạo lứt

- Dưa hấu

- Quá mâm xôi

- Chuối

- Dứa và nước ép dứa.

3. Bổ sung mangan bằng thuốc bổ sung

Khi bổ sung mangan bằng thuốc, trước hết hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào với các thành phần của thuốc hoặc những dị ứng khác, để bác sĩ có thể kê đơn cũng như điều trị một cách có hiệu quả. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên bổ sung mangan bằng thuốc, hãy đảm bảo hàm lượng mangan cần thiết đã được bổ sung qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Ngoài ra khi sử dụng rượu, thuốc lá có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc, bạn nên lưu ý. Những người bị bệnh gan cũng cần chú ý bởi bổ sung mangan có thể gây ra nồng độ mangan trong máu cao, và liều lượng mangan có thể phải thay đổi.

3.1. Liều dùng

Đối với từng cơ thể, tình trạng sức khỏe khác nhau cũng như độ mạnh của thuốc mà sẽ có liều dùng khác nhau.

Đối với dạng thuốc uống:

Nếu để ngăn ngừa sự thiếu hụt, liều lượng khuyến cáo như sau:

- Người lớn và thanh thiếu niên 2 đến 5 miligam (mg) mỗi ngày.

- Trẻ em từ 7 đến 10 tuổi tuổi 2 đến 3 mg mỗi ngày.

- Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi tuổi 1,5 đến 2 mg mỗi ngày.

- Trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi 0,3 đến 1,5 mg mỗi ngày.

Để điều trị thiếu hụt: Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của mỗi cá nhân để đưa ra hàm lượng phù hợp, giúp bổ sung mangan đầy đủ.

3.2. Bỏ lỡ liều

Nếu bạn bỏ lỡ một liều bổ sung mangan, hãy dùng nó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thường xuyên. Đừng tăng gấp đôi liều.

Nếu bạn quên bổ sung mangan trong một hoặc nhiều ngày thì không có gì phải lo lắng, vì phải mất một thời gian để cơ thể bạn trở nên thiếu mangan nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các bác sĩ khuyên bạn nên uống mangan mỗi ngày, hãy cố gắng nhớ uống theo chỉ dẫn.

3.3. Tác dụng phụ

Hầu như không có tác dụng phụ nào xuất hiện khi dùng thuốc bổ sung mangan, tuy nhiên nếu có điều gì bất thường xảy ra, hãy đi khám để được kiểm tra chính xác nhất.

Trên đây là một số phương pháp bổ sung mangan khi cơ thể bạn bị thiếu. Hãy đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để có đủ hàm lượng mangan , giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.drugs.com/cons/manganese-supplement-oral-parenteral.html


Tác giả: Lan Anh