Giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và quan trọng của trẻ. Sự chăm sóc dinh dưỡng chu đáo và cẩn thận trong giai đoạn này chính là nên tảng cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của bé.
Khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần hết sức chú ý đến các mốc dinh dưỡng cho bé theo từng giai đoạn. Đây chính là những thời điểm cơ thể trẻ có nhiều thay đổi và cũng cần những lưu ý về dinh dưỡng đặc biệt.
Đây là giai đoạn bé bắt đầu có những dấu hiệu làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của bé. Trong giai đoạn này, bé sẽ thường cầm những vật có được xung quanh và cho vào miệng, có động tác cuốn lưỡi.
Nhiều bố mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ tháng tuổi thứ 4 (Ảnh: Internet)
Nhiều bố mẹ cho bé ăn dặm sớm có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ tháng tuổi thứ 4. Lúc này bé đã có khả năng hấp thụ thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm như vậy vì dạ dày của bé vẫn chưa thực sự hoàn thiện để có thể ăn dặm hoàn chỉnh.
Trong những tháng tuổi này, bố mẹ cần chú ý phòng tránh trẻ bị hóc dị vật do bé cho các đồ vật cầm nắm được vào miệng.
Một trong những mộc dinh dưỡng cho bé theo từng giai đoạn mà bố mẹ cần hết sức lưu ý chính là lúc này. Khi bé đủ 6 tháng, đã đến lúc bé bắt đầu ăn dặm vì chỉ sữa mẹ không còn đủ khả năng đáp ứng nhu câu năng lượng đang tăng dần của bé mặc dù khẩu phần bữa ăn dặm chỉ chiếm khoảng 1/3.
Sang đến tháng thứ 9, lúc này lượng thức ăn dặm và sữa mẹ nên bằng nhau. Đặc biệt, khi trẻ đủ 9 tháng tuổi cũng là lúc bé có thể ăn cháo thay vì thức ăn dặm mịn hoàn toàn.
9 tháng tuổi là một trong các mốc dinh dưỡng cho bé theo từng giai đoạn rất quan trọng của bé (Ảnh: Internet)
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này, mẹ hãy chú ý lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không nêm các gia vị cũng như sử dụng những thực phẩm khó tiêu (cần tây, tôm, của,...)
Trong giai đoạn này, mẹ hãy để bé ăn dần dần theo 3 cấp độ từ mịn - nhuyễn - đặc. Khi bé tròn 9 tháng tuổi đồng nghĩa với một cột mốc dinh dưỡng mới của trẻ bắt đầu. Lúc này, thức ăn dặm đã trở thành thành phần chính trong khẩu phần ăn của bé nên mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn đủ chất.
Bố mẹ có thể tập cho con tự xúc đồ ăn từ tháng tuổi thứ 12 (Ảnh: Internet)
Bố mẹ cũng cần lưu ý không nên quá lo lắng khi bé có các phản ứng với thức ăn mới vì bé cần thời gian để làm quen nên những phản ứng này là hết sức bình thường, chỉ cần đề phòng những dấu hiệu dị ứng thực phẩm do cơ địa.
Khi trẻ đủ 9 tháng cũng là lúc bé có khả năng ăn được hầu hết các loại thịt, tuy nhiên mẹ hãy nên bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 thìa thịt cho mỗi bữa, không nên cho bé ăn quá nhiều để tránh nguy cơ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Đây là một mốc dinh dưỡng cho bé theo từng giai đoạn đặc biệt. Khi bé tròn một tuổi là lúc bố mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn 3 bữa chính cùng gia đình mỗi ngày và bổ sung các bữa phụ. Bé cũng có thể bắt đầu làm quen với cơm nhai nhỏ cũng như có thể tự xúc phần ăn của mình. Rèn luyện cho trẻ những thói quen này từ sớm sẽ rất có lợi cho việc ăn uống của trẻ sau này.
Khi trẻ đủ 1 tuổi, hãy để bé cùng ngồi ăn với gia đình (Ảnh: Internet)
Trên đầy là các mốc dinh dưỡng cho bé theo từng giai đoạn quan trọng trong các năm tháng đầu đời, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trong tương lai của bé. Bố mẹ hãy lưu ý các mốc này để có những biện pháp dinh dưỡng phù hợp nhất cho con.